Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiếm muộn có di truyền không là thắc mắc của rất nhiều người, nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.
Ở Việt Nam tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn ở các cặp vợ chồng ngày càng tăng cao đến mức báo động. Vậy đâu là nguyên nhân gây vô sinh ở cả hai giới và hiếm muộn có bị di truyền không? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để giúp bạn tìm ra câu trả lời nhé!
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây vô sinh, hiếm muộn ở cả nam và nữ giới:
Nam giới bị vô sinh, hiếm muộn thường do mắc một số bệnh lý về tuyến yên hoặc là tuyến dưới đồi. Từ đó làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó khiến tinh dịch ít chứa tinh trùng. Chính vì vậy nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây vô sinh, hiếm muộn. Hiện tượng này khiến tinh hoàn hạ xuống thấp làm suy giảm khả năng của tinh dịch hoặc làm tinh trùng chết.
Bên cạnh đó, những bất thường nhiễm sắc thể cũng là nguyên nhân gây vô sinh ở cánh mày râu. Ngoài ra, các tác nhân khác như nhiễm trùng đường sinh sản, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh,... cũng có thể là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.
Nguyên nhân đầu tiên gây hiếm muộn ở nữ giới cần phải kể đến là do chị em phụ nữ mắc phải những bệnh lý như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, ung thư cổ tử cung,... Bên cạnh đó, việc nạo phá thai bừa bãi, lạm dụng thuốc tránh thai trong một thời gian dài là những thủ phạm dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ. Ngoài ra, hiện tượng tắc vòi trứng khiến tinh trùng và trứng không thể tiếp xúc với nhau, làm giảm khả năng thụ thai.
Khi mắc bệnh hiếm muộn ở nam và nữ giới sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
Thường xuyên đau vùng kín, đau khi quan hệ, đau vùng chậu, đau bụng âm ỉ đều là những dấu hiệu sớm của bệnh vô sinh hiếm muộn ở nữ mà các bạn không nên bỏ qua.
Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường dẫn đến tình trạng rối loạn hóc môn sinh dục nữ từ đó khiến trứng chín và rụng. Ngoài ra, khi nhận thấy khí hư có màu sắc bất thường, có mùi hôi, tanh khó chịu các chị em cũng cần đặc biệt lưu ý vì đây cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh hiếm muộn.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền y học hiện đại cùng sự hỗ trợ của các y bác sĩ phương pháp điều trị vô sinh đã được cải tiến vượt trội mang lại niềm vui, hạnh phúc được làm cha làm mẹ cho những cặp vợ chồng không may bị vô sinh hiếm muộn. Những phương pháp điều trị vô sinh hiệu quả, an toàn và được các cặp đôi sử dụng nhiều nhất có thể kể đến như cấy ghép phôi, kích trứng, thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm,…
Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người lo lắng liệu không biết bệnh vô sinh có bị di truyền không? Theo các chuyên gia tình trạng vô sinh hiếm muộn có khả năng di truyền cho những thế hệ sau nhưng tỷ lệ là không cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề vô sinh có di truyền không ở cả nam giới và nữ giới, cụ thể như sau:
Nguyên nhân thường gặp dẫn đến vô sinh do di truyền ở phái nữ là do những bất thường về số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể và hội chứng đứt gãy nhiễm sắc thể X. Lúc này những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ có tiền sử sảy thai nhiều lần, dị tật bẩm sinh,… có nguy cơ bị vô sinh do bất thường NST chiếm khoảng 5 - 15%.
Đối với những gia đình có tiền sử sản khoa phức tạp, chẳng hạn như sảy thai liên tiếp, sinh con bị dị tật bẩm sinh, trẻ tử vong sau sinh,… thì thế hệ đời sau thường có nguy cơ bị vô sinh do yếu tố di truyền là rất cao.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ các trường hợp bị vô sinh hiếm muộn do di truyền chiếm khoảng 10 - 15% do các nguyên nhân chủ yếu sau: Rối loạn nhiễm sắc thể, rối loạn di truyền đơn gen, đột biến DNA ty thể, rối loạn di truyền đa yếu tố từ đó dẫn đến rối loạn và suy giảm nội tiết tố gây vô sinh ở phái mạnh.
Tuy nhiên, nguyên nhân đặc biệt nhất trong các yếu tố gây vô sinh hiếm muộn do di truyền ở nam giới là rối loạn di truyền do mất đoạn NST Y. Có khoảng 13% trong tổng số bệnh nhân nam bị mất đoạn nhánh dài trên NST Y bị vô tinh, thiểu tinh chiếm khoảng 1 - 7%, 5% số lượng bệnh nhân bị tổn thương tinh hoàn nguyên phát.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc "Hiếm muộn có di truyền không?". Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn điều trị bệnh hiếm muộn hiệu quả nhất.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.