Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lăn kim bằng máu tự thân là liệu pháp làm đẹp được nhiều người thực hiện giúp khắc phục những khuyết điểm trên da, mang đến làn da mịn màng hồng hào, không tì vết. Vậy lăn kim bằng máu tự thân là gì? Quy trình ra sao và lăn kim bằng máu tự thân có tốt không?
Làn da mịn màng, hồng hào không tì vết là niềm mơ ước của các cô gái và bạn hoàn toàn có thể thực hiện ước mơ đó bằng công nghệ lăn kim bằng máu tự thân. Vậy phương pháp này là gì? Quy trình như thế nào? Lăn kim bằng máu tự thân có tốt không?
Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp PRP là gì. PRP là viết tắt của Platelet Rich Plasma - liệu pháp tiêm “huyết tương giàu tiểu cầu”. Đây là liệu pháp làm đẹp bằng máu được chị em quan tâm, cách này dùng một số thành phần có trong máu của chính mình để giúp phục hồi nhan sắc và giúp làn da tươi trẻ. Máu sau khi xử lý ly tâm sẽ cho ra lượng huyết tương giàu tiểu cầu và sẽ đưa trở lại vào trong cơ thể.
Các nhân tố tăng trưởng có trong tiểu cầu có tác dụng kích thích tế bào da mới tăng trưởng liên tục giúp làn da được trẻ hóa lâu dài. Ứng dụng của phương pháp này cũng rất đa dạng, cụ thể như:
Quy trình thực hiện lăn kim bằng máu tự thân không quá phức tạp. Đầu tiên, bác sĩ tiến hành lấy một lượng máu nhỏ khoảng 30ml, đem máu đi xử lý bằng hệ thống ly tâm hiện đại và chuyên dụng để thu được một được dung dịch huyết tương có khối lượng tiểu cầu nhiều hơn so với máu bình thường. Bước tiếp theo, huyết tương sẽ được pha thêm một số thành phần khác như vitamin, fillers, collagen,... và được đưa trở lại cơ thể.
Dung dịch huyết tương giàu tiểu cầu sẽ giúp giải phóng các yếu tố tăng trưởng giúp tái tạo tế bào mô cơ thể, giúp các vết thương mau lành và làm chậm lão hóa của da. Các yếu tố cụ thể như sau:
Sự giải phóng đồng loạt các yếu tố trên tạo những tác động riêng biệt và liên kết hỗ trợ nhau để mang đến một số hiệu quả như: Trẻ hóa tế bào mô, làm dày mô dưới da, tăng sinh collagen, tăng cường sức khỏe của da, làm lành vết thương và tăng cường quá trình biệt hóa tế bào.
Phương pháp làm đẹp này hiện được nhiều người nổi tiếng lựa chọn tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì thế, mọi người không nên lạm dụng phương pháp này.
Theo kết quả nghiên cứu của Tạp chí Cosmetic Surgery - tạp chí về phẫu thuật thẩm mỹ uy tín nhất thế giới, thì việc dùng phương pháp làm đẹp lăn kim bằng máu tự thân/PRP sẽ gây ra đau và sưng ở vùng tiêm, nhiễm khuẩn nếu dụng cụ sử dụng không được vô khuẩn tuyệt đối.
Bên cạnh đó, khi lấy dung dịch huyết tương giàu tiểu cầu có lẫn thêm hồng cầu thì sẽ hình thành cục máu đông. Hoặc khi tiêm, kim tiêm làm tổn thương mạch máu lớn dẫn đến hình thành cục máu đông, cục máu đông này sẽ di chuyển đến não, hoặc xuống ruột, hoặc chân sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Gây nhồi máu não, tai biến mạch máu não, có thể tử vong hoặc di chứng liệt suốt đời, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới,...
Theo Viện Phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình Mỹ (American Academy of Orthopaedic Surgery - AAOS) cho biết phương pháp làm đẹp PRP mới chỉ được dùng để điều trị chấn thương gân, chấn thương cột sống, viêm dây chằng mạn tính, viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối,...
Mặt khác, đây là một kỹ thuật điều trị có xâm lấn cơ thể nên dù bằng đường nào, với dụng cụ gì cũng đều có thể gây ra những nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Ngoài những yêu cầu về tay nghề thì yếu tố quan trọng là phải được thực hiện với điều kiện vô khuẩn tuyệt đối.
Tuy dùng máu tự thân là một yếu tố đảm bảo không gây ra phản ứng dị ứng cho cơ thể nhưng cũng vẫn tiềm ẩn những rủi ro khác. Nhiễm khuẩn tại chỗ hay toàn thân là nguy cơ có thể xảy ra ở mọi bước: Lấy máu, xử lý máu, bảo quản dung dịch huyết tương và quá trình đưa huyết tương vào cơ thể. Điều kiện vệ sinh y tế không đảm bảo cũng có thể gây ra sự lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác như: Viêm gan, HIV,...
Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi lăn kim bằng máu tự thân có tốt không thì phương pháp này hiện nay ở nước ta còn khá mới và có yêu cầu rất cao về chuyên môn, tay nghề cũng như tính an toàn của các dụng cụ sử dụng nên đây chưa phải phương pháp mà các chị em phụ nữ nên áp dụng.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.