Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Rách giác mạc có nguy hiểm không?

Ngày 01/06/2022
Kích thước chữ

Rách giác mạc có nguy hiểm không? Về bản chất, nếu có biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ hạn chế được những tổn thương, bảo vệ đôi mắt một cách tốt nhất và ngược lại.

Rách giác mạc có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều khói bụi. Hãy cùng bài viết này đi sâu và tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Nguyên nhân khiến giác mạc bị rách 

Trước khi giải đáp thắc mắc rách giác mạc có nguy hiểm không thì việc tìm hiểu thông tin chung nhất về tình trạng này là điều cần thiết. 

Giác mạc là một thành phần trong suốt, nằm bên ngoài cùng của mắt. Giác mạc đóng vai trò bảo vệ cho các thành phần bên trong của nhãn cầu. Kết hợp với thủy tinh thể và đồng tử, giác mạc hấp thu và hội tụ ánh sáng tại một điểm trên võng mạc. Tạo nên một hình ảnh sao chép, giúp mắt nhìn thấy được các vật xung quanh môi trường bên ngoài.

Giải đáp thắc mắc: Rách giác mạc có nguy hiểm không 1 Hình ảnh giác mạc

Như bạn đã biết, mắt là nơi rất dễ bị tổn thương bởi bất kỳ sự vật nào tồn tại xung quanh chúng ta. Một số nguyên nhân khiến giác mạc bị rách như sau:

  • Do vô tình để móng tay, bút, hoặc cọ mắt quẹt vào mắt.
  • Dụi mắt quá mạnh: Nếu bạn có thói quen dụi mắt thường xuyên, đặc biệt là khi có vật thể lạ trong mắt thì nguy cơ, giác mạc bị rách là rất cao.
  • Dính phải dị vật: Mùn cưa, bụi kim loại… là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rách giác mạc.
  • Do một số thành phần hóa học có trong các đồ mỹ phẩm hàng ngày như: Nước tẩy trang, sữa rửa mặt, kem tẩy tế bào chết…
  • Rách giác mạc do kính áp tròng: Kính áp tròng khi không được vệ sinh cẩn thận, các bụi bẩn và vi khuẩn sẽ tích tụ lại, từ đó làm xước giác mạc.
  • Không sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn như công trường, xưởng hàn, xưởng mộc, xường đúc… 
  • Ngoài ra, khi bạn uống rượu bia, hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân làm trầy giác mạc. Bởi, đây là các chất kích thích có khả năng lấy đi lượng nước thiết yếu trong mắt, khiến mắt trở nên khô, và dễ bị trầy xước khi gặp vật thể lạ.

Rách giác mạc có nguy hiểm không? 

Mức độ nguy hiểm của tình trạn rách giác mạc hầu hết đều phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tổn thương đó. Trên các số liệu thực tế, đa phần các vết xước tại giác mạc đều là những tổn thương ngay bên ngoài lớp biểu mô. Những vết xước này sẽ tự bình phục sau khoảng 2 - 3 ngày, và không để lại sẹo, không làm ảnh hưởng đến thị lực người nhìn. 

Giải đáp thắc mắc: Rách giác mạc có nguy hiểm không 2 Mức độ nghiêm trọng của rách giác mạc

Tuy nhiên, đối với những vết xước sâu do cành cây, móng tay, hay vật dụng cứng. Nếu bạn không có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời, vết thương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Gây nên một số bệnh về mắt như: Viêm kết mạc, nhiễm trùng giác mạc, thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn.

Thị lực có được hồi phục hoàn toàn sau khi rách giác mạc?

Rách giác mạc phục hồi nhanh hay chóng còn phụ thuộc vào vị trí vết rách, mức độ, và nguyên nhân gây nên vết rách. 

Một số vết rách nông có thể tự phục hồi sau 2 - 3 ngày. Tuy nhiên, những vết rách sâu, to, thì bạn cần phải nhờ đến sự can thiệp của phẫu thuật. Đối với trường hợp này, bạn có thể mất khoảng tầm 1 tháng để mắt hồi phục hoàn toàn. 

Mức độ hồi phục của mắt sẽ phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và ăn uống của người bệnh. Vì thế, nếu bạn có một chế độ ăn và nghỉ ngơi không hợp lý, thì rất có thể đôi mắt sẽ để lại sẹo trên giác mạc sau khi hồi phục, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực.

Một số mẹo nhỏ giúp ngăn ngừa tình trạng rách giác mạc

Rách giác mạc hoàn toàn có thể ngăn ngừa qua việc cẩn trọng hơn khi di chuyển. Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường nhiều dị vật (xưởng hàn, mộc, đúc, khu vực xay xát lúa gạo…). Ngoài ra, nếu gặp dị vật nhỏ như: bụi mịn, hoặc cắt, bạn có thể thực hiện một số cách sau để lấy dị vật ra ngoài một cách an toàn, mà không làm rách giác mạc.

  • Dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để tách dị vật ra khỏi mắt bằng cách: Đổ nước muối ra một ly nhỏ, sau đó nhắm mở mắt trong nước để dị vật theo nước trôi ra ngoài.
  • Kéo mi mắt trên xuống mi mắt dưới, để trải dị vật ra ngoài.
  • Có thể dùng nước mắt nhân tạo không cồn nhỏ vào mắt, sau đó chớp mắt liên tục, kích thích tuyến lên hoạt động và đẩy dị vật ra ngoài.
Giải đáp thắc mắc: Rách giác mạc có nguy hiểm không 3 Thăm khám tại các cơ sở y tế

Lưu ý: Nếu dùng tất cả các cách trên mà dị vật vẫn còn trong mắt, thì bạn nên đến ngay đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt, không nên tự ý gắp dị vật ra khỏi mắt, điều đó có thể làm cho vết thương trở nên nghiêm trọng và lâu lành hơn.

Trên đây là một số lời giải đáp cho câu hỏi: “Rách giác mạc có nguy hiểm không?”. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn tổng thể hơn cho tình trạng này, cũng như biện pháp sơ cứu và ngăn ngừa tình trạng tổn thương cho giác mạc. Từ đó, sẽ mang lại cho bạn một đôi mắt khỏe đẹp và long lanh hơn.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin