Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Tầng sinh môn bị rách có sao không?

Ngày 22/08/2022
Kích thước chữ

Rách tầng sinh môn khi sinh là hiện tượng có thể xảy ra khi sản phụ đang bước vào giai đoạn chuyển dạ, em bé chuẩn bị chào đời. Vậy tại giai đoạn này, tầng sinh môn bị rách, có sao không?

Tầng sinh môn là vị trị nằm giữa khu vực âm đạo và hậu môn. Tầng sinh môn có rất nhiều nhiệm vụ và có ý nghĩ rất quan trọng đối với nữ giới như nâng đỡ đáy chậu và giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn. Khi tầng sinh môn bị rách có rất nhiều nguyên nhân gây ra như do người mẹ, do thai nhi và do kỹ thuật đỡ đẻ chưa đáp ứng kịp thời. Tùy vào tình trạng rách tầng sinh môn và bác sĩ có thể tiên lượng nặng nhẹ, cũng như có cách khắc phục kịp thời cho sản phụ.

Tuy nhiên, khi bị rách tầng sinh môn, sản phụ cần có những kiến thức về cách chăm sóc vết thương nhằm hạn chế nguy cơ biến chứng không mong muốn. Hãy cùng đội ngũ nhà thuốc Long Châu chúng tôi tìm hiểu về vấn đề tầng sinh môn khi bị rách có sao không qua bài viết dưới đây nhé!

Rách tầng sinh môn có sao không?

Các trường hợp bị rách tầng sinh môn khi sinh sẽ được phân loại tùy theo độ rộng, độ nguy hiểm của vết rách và các mô bị tổn thương. Khi đó, rách tầng sinh môn được chia thành 4 cấp độ, từ rách độ 1 cho đến rách độ 4. Mỗi cấp độ có sự nguy hiểm nặng nhẹ khác nhau, cụ thể như sau:

Giải đáp thắc mắc: Tầng sinh môn bị rách có sao không?1 Tầng sinh môn bị rách có sao không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân

Bị rách tầng sinh môn độ 1

Cấp độ 1 được cho là cấp độ nhẹ nhất, khi vùng đáy chậu chỉ bị rách một đoạn rất ngắn.

Thông thường, đối với trường hợp này, quá trình sinh nở và sức khỏe sản phụ sẽ không bị ảnh hưởng và chỉ cần một vài mũi khâu đơn giản sẽ có thể xử lý được và không cần điều trị.

Bị rách tầng sinh môn độ 2

Cấp độ 2 được xác định khi vết rách kéo dài hơn độ 1, có kèm theo một phần da và mô cơ bị thương tổn.

Đối với cấp độ 2, sản phụ bắt buộc phải khâu vết thương lại sau khi sinh và một số triệu chứng đau nhức, khó chịu tại tầng sinh môn có thể kéo dài khoảng 2 tháng sau sinh. Do đó, quá trình sinh hoạt vệ sinh mỗi ngày hoặc quan hệ tình dục sau sinh có thể bị ảnh hưởng.

Có thể bạn chưa biết, trường hợp tầng sinh môn không bị rách nhưng âm đạo người mẹ hẹp có thể gây cản trở quá trình sinh nở. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện rạch tầng sinh môn với mục đích nhằm mở rộng lối ra cho em bé. Tiểu phẫu này có thể gây thương tổn đến mô cơ, da tương tự như tình trạng rách tầng sinh môn cấp độ 2.

Bị rách tầng sinh môn độ 3

Đối với cấp độ 3 được xác định khi vết rách kéo dài gây thương tổn đến lớp cơ bao quanh ống hậu môn và cơ đáy chậu.

Tổn thương do tình trạng rách tầng sinh môn độ 3 này cần phải sử dụng nhiều mũi khâu hơn cấp độ 1 và độ 2. Không những thế, thời gian lành lại có thể kéo dài hơn 2 tháng. Mọi hoạt động vệ sinh hàng ngày cần phải chú ý tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng, kiêng cữ không quan hệ tình dục ít nhất 2 tháng sau sinh, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống nhằm hạn chế các thực phẩm gây sưng tấy.

Bị rách tầng sinh môn độ 4

Cấp độ 4 là cấp độ nặng nề nhất của rách tầng sinh môn. Đối với cấp độ này, vết rách có thể kéo dài xuyên qua cơ thắt hậu môn, tới ống hậu môn trực tràng. Tương tự đối với cấp độ 3, vết thương được khâu cần khoảng thời gian hơn, ít nhất 2 tháng mới có thể lành lại và cảm giác đau nhức khó chịu có thể hết hẳn.

Ngoài ra, bạn có thể mau chóng hồi phục sức khỏe và không gặp phải biến chứng nguy hiểm nào nếu như được chăm sóc đúng cách hợp lý như sau:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách.
  • Vật lý trị liệu theo hướng dẫn bác sĩ điều trị, giúp vết thương mau lành.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng đúng cách giúp giảm thiểu áp lực lên trực tràng.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, sản phụ có thể mắc phải một số biến chứng rất nguy hiểm như mất kiểm soát hành vi đại - tiểu tiện, xì hơi. Lúc này, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt.

Biện pháp điều trị rách tầng sinh môn là gì?

Rách tầng sinh môn sẽ bị thương tổn và ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngay đặc biệt là bà mẹ sau sinh. Không những thế, đặc biệt là khi bị rách độ 3 và độ 4, mẹ bỉm cần được chăm sóc tầng sinh môn đúng cách nhằm hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng nặng có thể xuất hiện.

Giải đáp thắc mắc: Tầng sinh môn bị rách có sao không?2 Rách tầng sinh môn sẽ bị thương tổn và ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngay đặc biệt là bà mẹ sau sinh

Cách giảm đau khi bị rách tầng sinh môn đúng cách là gì?

Cảm giác đau đớn do có vết thương tại tầng sinh môn luôn khiến bà mẹ mệt mỏi. Dưới đây là cách giảm đau đúng cách:

  • Trong 12 giờ đầu tiên sau khi sinh, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thực hiện chườm đá tại vùng đáy chậu giúp giảm thiểu cơn đau nhức.
  • Sử dụng bình xịt giảm đau tầng sinh môn chuyên dụng, có tác dụng giúp giảm đau nhau chóng, dễ sử dụng và an toàn.
  • Mẹ bỉm hạn chế các tư thế như đứng và ngồi liên tục nhằm giảm áp lực lên vùng tầng sinh môn.
  • Cố gắng ít vận động để vết khâu mau lành.
  • Hạn chế cử động hai chân, không được nâng đỡ vật nặng hoặc ngồi dậy quá nhanh.

Cách vệ sinh sạch sẽ nhằm hạn chế nhiễm trùng tầng sinh môn

Nhiễm trùng tầng sinh môn luôn là nỗi ám ảnh hầu hết của các mẹ bỉm bởi điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăm sóc con. Dưới đây là cách vệ sinh sạch sẽ vết thương rách tầng sinh môn:

  • Bác sĩ khuyến cáo sản phụ nên tắm ít nhất 1 lần mỗi ngày và vệ sinh sạch sẽ vùng đáy chậu tối thiểu 4 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ, lau khô sau đó đóng băng vệ sinh nhằm giữ vết thương luôn sạch sẽ (thời gian khuyến cáo khoảng 4 - 6 tiếng nên thay 1 lần).
  • Sau khi tiểu và đại tiện, cần phải rửa sạch sẽ và lau khô, không được để vùng đáy chậu bị ẩm ướt, làm tăng nguy cơ sản sinh vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Nếu trường hợp vết rách quá nặng, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc kháng sinh ngừa viêm, nhiễm trùng cho bệnh nhân. Và hãy yên tâm rằng, loại thuốc này an toàn đối với mẹ bỉm đang cho con bú.
Giải đáp thắc mắc: Tầng sinh môn bị rách có sao không?3 Nên vệ sinh sạch sẽ là cách giảm nguy cơ nhiễm trùng khi bị rách tầng sinh môn

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về vấn đề rách tầng sinh môn có sao không hi vọng làm hài lòng bạn đọc. Tùy từng mức độ rách tầng sinh môn sẽ có những nguy cơ ảnh hưởng khác nhau mà bạn đọc cần lưu ý. Không những thế, rách tầng sinh môn khi không được chăm sóc đúng cách có nguy cơ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như nhiễm trùng, rò trực tràng âm đạo... Do đó, khi bị rách tầng sinh môn, bạn đọc nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nhé!

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm