Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tiêu chảy cấp có nguy cơ dẫn đến mất nước và mất chất điện giải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy tiêu chảy cấp mấy ngày thì khỏi?
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh được báo cáo là trường hợp rất phổ biến, chỉ đứng sau bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bên cạnh đó, đối với toàn thế giới nói chung, bệnh tiêu chảy cấp còn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em nhỏ hơn bốn tuổi, đặc biệt là ở các quốc gia đang trên đà phát triển.
Tiêu chảy cấp tính là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm. Với những triệu chứng chính như bệnh nhân bị tiêu chảy, nôn ói, mất nước và rối loạn điện giải… trong trường hợp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Khác với tiêu chảy mãn tính có thời gian kéo dài hơn 4 tuần, thì khi tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần được gọi là tiêu chảy cấp. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp, bệnh nhân có thể tham khảo:
Những loại virus có thể gây tiêu chảy cấp bao gồm: Virus Norwalk, cytomegalovirus và hepatitis… Rota virus cũng là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Tuy nhiên, tin vui là hiện nay đã có vắc – xin phòng bệnh do virus này gây ra.
Những thực phẩm hoặc nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm, là nguyên nhân vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh, có thể gây ra tiêu chảy. Cơ chế của thuốc kháng sinh là tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và cả có hại, làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn đường ruột.
Lactose là một loại đường có trong sữa và các sản phẩm khác từ sữa. Những bệnh nhân gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, không dung nạp được lactose, thường bị tiêu chảy sau khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Chứng không dung nạp lactose có khả năng tăng theo tuổi tác vì mức độ enzyme tiêu hóa đường sữa bị giảm.
Bên cạnh đó, fructose cũng là một loại đường, nhưng được tìm thấy tự nhiên trong trái cây và trong mật ong. Ở những bệnh nhân gặp vấn đề trong việc tiêu hóa fructose có thể dẫn đến tiêu chảy cấp.
Những thành phần làm ngọt nhân tạo có trong kẹo cao su và các sản phẩm “không đường” khác, có thể gây tiêu chảy cấp ở một số người khỏe mạnh quá nhạy cảm.
Những bệnh nhân đang điều trị phẫu thuật cắt bỏ bụng hoặc túi mật, đôi khi có thể gây ra tiêu chảy cấp.
Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn được chia làm 2 nhóm như sau:
Ngoài cả hai nhóm trên, có thể có thêm các triệu chứng tiêu chảy cấp như sau:
Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 60 tuổi là đối tượng có nguy cơ bị tiêu chảy cấp rất cao. Bên cạnh đó, dưới đây là những đối tượng có nguy cơ bị tiêu chảy cấp:
Khi người lành có tiếp xúc với các tác nhân truyền nhiễm đó là yếu tố nguy cơ chính gây tiêu chảy cấp. Vi khuẩn hoặc virus thường lây truyền qua đường tiếp xúc với phân hoặc chất thải người bệnh, miệng… Do đó, việc rửa tay và vệ sinh cá nhân thường xuyên là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Diễn biến bệnh tiêu chảy cấp ở mỗi bệnh nhân cũng như với các nguyên nhân khác nhau sẽ có thời gian khỏi bệnh khác nhau. Nếu bệnh diễn biến thông thường, bệnh tiêu chảy cấp có thể khỏi sau vài ngày.
Bệnh tiêu chảy cấp thường ở thể nhẹ và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần nếu bệnh nhân biết cách tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đối với trường hợp tiêu chảy do rota virus, bệnh có thể xảy ra 2 tuần, làm cho bệnh nhân sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi và kiệt sức.
Trong trường hợp bệnh tiêu chảy của bạn kéo dài hơn 4 tuần, bệnh có thể diễn biến thành tiêu chảy mạn tính. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên nhanh chóng khám bệnh tại các cơ sở uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời. Tiêu chảy là một bệnh, tuy nhiên đó cũng là một triệu chứng của những căn bệnh tiềm ẩn khác.
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp tự khỏi trong vòng một vài ngày. Nếu người bệnh đã thử thay đổi lối sống lành mạnh và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà nhưng không thành công, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị như sau:
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.