Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
ADN là viết tắt của Axit Deoxyribo Nucleic, một phân tử tồn tại trong nhân tế bào và nhiễm sắc thể. ADN của mỗi người mang thông tin di truyền của họ, thông tin di truyền này được kế thừa từ cả cha và mẹ, chi phối và quyết định những đặc điểm riêng biệt của mỗi cá thể. Nhiều người thắc mắc: Liệu tro cốt có xét nghiệm ADN được không?. Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Mỗi con người mang khoảng 3 tỷ bazơ nitơ trong DNA, và hơn 99% các bazơ này giống nhau ở mọi người. Tuy vậy, mỗi người lại sở hữu một chuỗi DNA đặc trưng riêng, bởi sự sắp xếp khác nhau của các bazơ nitơ trong chuỗi ADN.
Trước khi tìm hiểu tro cốt có xét nghiệm ADN được không? Hãy tìm hiểu qua mục đích của công việc này, nhiều người có quan điểm rằng xét nghiệm ADN chỉ giới hạn trong việc xác định quan hệ huyết thống giữa bố mẹ và con cái hoặc giữa các anh chị em ruột trong gia đình (xét nghiệm di truyền). Việc xét nghiệm ADN có khả năng cung cấp nhiều thông tin hơn về chúng ta.
Xét nghiệm ADN đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá di truyền và sức khỏe của cá nhân, cung cấp thông tin quan trọng để quyết định về điều trị, phòng ngừa và lựa chọn chuyển phôi trong các trường hợp liên quan đến quan hệ huyết thống và di truyền.
Dùng tro cốt có xét nghiệm ADN được không? Các chuyên gia cho biết không thể thực hiện xét nghiệm ADN bằng cách sử dụng tro cốt. Việc giám định ADN bằng cách này không khả thi, hoàn toàn không có khả năng. Chuyên gia đánh giá rằng sau khi qua quá trình đốt, xương và răng đều bị hoàn toàn tiêu hủy, biến thành tro cốt.
Thường khi thi thể của người đã qua quá trình hỏa thiêu, tất cả vật chất còn lại chỉ còn là tro cốt (carbon). Quá trình hỏa thiêu diễn ra trong các lò hỏa táng với nhiệt độ lên đến 900 đến 1000 độ C. Thời gian hỏa thiêu có thể kéo dài từ 90 đến 120 phút để biến thi thể thành tro cốt.
Trong quá trình hỏa táng, cơ quan, mô cùng chất béo của người quá cố cũng bị phá hủy hoàn toàn. Thi hài biến thành tro, không còn tồn tại ở dạng hữu cơ, và do đó, không còn chứa thông tin ADN để thực hiện các xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống.
Xét nghiệm ADN bằng tro cốt có thể thực hiện khi một số mô cứng của thi thể còn tồn tại, như: Xương hoặc răng. Tro cốt này có thể được sử dụng để tiến hành phân tích ADN.
Xương và răng của con người có cấu trúc chính từ canxi photphat cùng với canxi cacbonat. Đặc tính bền vững của các khoáng chất này và quá trình hỏa thiêu để biến đổi xương thành tro không phải lúc nào cũng hoàn toàn. Do đó, trong một số trường hợp sau quá trình hỏa thiêu, vẫn còn mảnh xương hoặc mảnh răng không bị cháy hoàn toàn. Trường hợp này là có thể đối với câu hỏi tro cốt có xét nghiệm ADN được không?
Các mảnh xương ống lớn, khớp và răng thường khó bị cháy, chỉ để lại một mảnh nhỏ tại vị trí này có thể lấy mẫu tủy cho việc xét nghiệm ADN. Xét nghiệm ADN bằng mẫu xương hoặc mẫu răng hiện nay có thể đạt đến độ chính xác cao lên đến 99,999%.
Tuy nhiên, xương và răng thuộc vào các mẫu sinh phẩm đặc biệt, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường bên ngoài, gây khó khăn trong quá trình chiết xuất và xử lý mẫu để tiến hành xét nghiệm ADN. Vì vậy, chi phí xét nghiệm cho các mẫu này thường cao và thời gian trả kết quả kéo dài. Còn khi xương và răng đã trải qua quá trình hỏa táng và hoàn toàn chuyển thành tro, không còn khả năng thực hiện xét nghiệm ADN.
Dùng tro cốt có xét nghiệm ADN được không? Nếu câu trả lời là có thể thì quy trình này diễn ra như thế nào? Nếu vẫn còn mô cứng không bị thiêu đốt hoàn toàn, các chuyên gia và kỹ thuật viên có thể thực hiện xét nghiệm ADN theo các bước sau:
Tuy nhiên, khả năng xác định gen đúng vẫn không thể đạt được độ chính xác cao, thậm chí có thể chỉ đạt được độ chính xác cao nhất khoảng 50%.
Chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam đã đưa ra nhận định rằng mẫu hài cốt đã trải qua quá trình hỏa táng thì việc tách chiết ADN để thực hiện các yêu cầu giám định sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu các mẫu đã cháy hoàn toàn thành tro hoặc than đen, và tế bào đã bị phá hủy, thì không còn khả năng thực hiện xét nghiệm ADN.
Tóm lại, dùng tro cốt có xét nghiệm ADN được không còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Nếu mẫu xương hoặc răng không được bảo quản tốt, mẫu chất lượng kém hoặc không đáp ứng các điều kiện cần thiết, thì xét nghiệm sẽ không thể thực hiện được. Theo dõi các chuyên mục của nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Xem thêm: Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.