Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải mã cách hệ thống miễn dịch tiêu diệt virus SARS-CoV-2

Ngày 18/03/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Virus khi vừa xâm nhập vào trong cơ thể sẽ chiếm đoạt tế bào, sau đó sinh sản, lây lan đồng thời tấn công sang những tế bào khác. Khi đó hệ miễn dịch của bạn sẽ phát hiện ra nguy cơ và lập tức chiến đấu cùng kẻ địch từ bên ngoài vào.

SCMP cho rằng hệ miễn dịch con người vẫn đang tìm cách xóa xổ virus SARS-CoV-2 xâm lược cơ thể. Đây là cơ quan có lịch sử phát triển qua hàng triệu năm nhằm chống lại những mầm bệnh. Dẫn đầu đội quân tinh nhuệ chiến đấu với virus chính là tế bào T.

Tại sao chúng ta lại cần hệ miễn dịch?

Hệ miễn dịch thực chất là một bộ phận phức tạp được tạo nên qua hàng triệu năm, có mặt tại khắp nơi trong cơ thể. Nhiệm vụ chính là để chống lại sự xâm nhập của những kẻ ngoại lai như virus, vi khuẩn, nấm… Đến cả sinh vật đơn bào còn có hệ miễn dịch thô sơ ở dạng enzyme bảo vệ (enzyme giới hạn) để chống lại những bệnh do thể thực khuẩn.

Nếu không có miễn dịch thì cơ thể chúng ta có khả năng chết chỉ sau vài tuần. Bởi trên 1cm2 có đến hàng chục nghìn vi sinh vật tiềm ẩn, luôn sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào. Cơ chế vận hành của cơ quan này là tạo nên kháng thể để tiêu diệt virus.

Sau khi ra đời thì bản sao của kháng thể cũng sẽ được lưu lại trong người bạn. Mục đích chính là nếu cùng một kháng nguyên lại xuất hiện thì có thể tiêu diệt nhanh chóng hơn. Đây cũng là nguyên do một số bệnh chúng ta chỉ mắc phải một lần trong đời.

SARS-CoV-2 và SARS, MERS là 3 loại virus có cấu trúc gen tương đồng nhau. Đây cũng là chìa khóa thúc đẩy các chuyên gia giải mã cách cơ thể tiêu diệt loại virus chủng mới này. Qua đó chúng ta sẽ có được cơ sở nền tảng để sản xuất vaccine và thuốc điều trị.

Giải mã cách hệ thống miễn dịch tiêu diệt virus SARS-CoV-2 1Nếu không có hệ miễn dịch thì bạn sẽ không thể chống đỡ được số lượng lớn vi sinh vật tiềm ẩn trên cơ thể

Cách hệ miễn dịch tiêu diệt virus SARS-CoV-2

Cơ chế sinh tồn của mọi virus là sau khi xâm nhập vào trong cơ thể sẽ chạy đua với thời gian và chiếm trọn tế bào. Sau đó tiến hành nhân lên, lây lan rồi nắm quyền kiểm soát. Tất nhiên virus SARS-CoV-2 cũng không ngoại lệ, thời gian đầu khi chúng xâm nhập sẽ khiến bệnh nhân có các biểu hiện sốt, mệt mỏi.

Một khi bị hệ thống cảnh báo hóa học phát hiện thì thời gian sống sót của virus cũng rút ngắn. Khi đó cuộc chiến giữa hệ thống miễn dịch và virus cũng chính thức được kích hoạt. Có nghĩa là quá trình tiêu diệt SARS-CoV-2 đã bắt đầu và các mô khỏe trong cơ thể cũng có nguy cơ ảnh hưởng.

PGS.TS Huỳnh Wynn Trần công tác tại Los Angeles cho biết khi tế bào phổi bị virus tấn công thì nó sẽ gây nên triệu chứng về hô hấp (ho, khó thở). Phản ứng của cơ thể chính là sản sinh thêm nhiều tế bào (bạch cầu), kháng thể, tế bào chuyên diệt virus. Sau đó chúng sẽ nhanh chóng dò tìm ra virus rồi tiêu diệt. Đa số triệu chứng mà bệnh nhân COVID-19 mắc phải là do cuộc chiến của hệ miễn dịch và virus tạo nên. Khi mà tế bào nhận ra, theo dõi rồi tấn công virus, vi khuẩn xâm nhập.

Tế bào T sẽ tiến hành tìm kiếm các tế bào bị biến thành nhà máy sản xuất virus để phá hủy. Chúng sẽ bám lên tế bào nhiễm bệnh, rồi truyền các phân tử xuyên qua lớp màng vào để kết liễu chúng từ bên trong. Virus SARS-CoV-2 ở cấp độ tế bào xâm nhập sẽ tìm cách trốn khỏi tuyến phòng thủ trong chất nhầy mũi họng. Sau đó sẽ săn tìm các tế bào có thể chiếm dụng được.

Giải mã cách hệ thống miễn dịch tiêu diệt virus SARS-CoV-2 2Hệ miễn dịch giúp cơ thể tìm kiếm tế bào bị bệnh và tiêu diệt

Ngoài ra nó còn trang bị cho mình lớp ngụy trang hoàn hảo nhằm qua mắt hệ miễn dịch. Trong vài giờ đầu sau khi mầm bệnh xâm nhập virus sẽ uyển chuyển thử các mánh khóe để né báo động của miễn dịch cơ thể. PGS chuyên nghiên cứu phản ứng miễn dịch Marjolein Kikkert của Trung tâm Y tế Đại học Leiden, Hà Lan cho rằng đây chính là sự khởi đầu của một cuộc chạy đua vũ trang của hệ miễn dịch và virus SARS-CoV-2.

Nhà miễn dịch Gene Olinger thuộc Viện Khoa học MRIGlobal, Mỹ mô tả khi tế bào T sẽ bám vào rất chặt khi tìm thấy các tế bào virus. Chúng gắn và truyền các phân tử sang tế bào nhiễm bệnh rồi tiêu diệt. Đồng thời kháng thể protein chữ Y cũng góp mặt hỗ trợ, tràn vào rồi bẻ gãy các gai virus sử dụng để gắn vào các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Tiếp theo đại thực bào sẽ ra quân và nuốt chửng những cụm virus đã chết. Hành trình diệt virus SARS-CoV-2 chỉ ngừng khi cơ thể trở lại bình thường. Thế nên mới có so sánh hệ miễn dịch cơ thể như quân đội, luôn bảo vệ cả nước trước quân thù xâm lăng. Nó là tổ hợp hệ thống gồm nhiều cơ quan khác nhau, từ da, tuyến dịch và nước bọt, hạch bạch huyết, bạch cầu, kháng thể cùng nhiều tế bào, chất sinh hóa học khác.

Giải mã cách hệ thống miễn dịch tiêu diệt virus SARS-CoV-2 3Chế độ ăn uống hàng ngày hợp lý cũng tăng khả năng chống dịch COVID-19

Trước tình hình chống dịch COVID-19 như chống giặc hiện nay, bản thân mỗi người cần trang bị sẵn cho mình một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẵn sàng đương đầu với virus. Chẳng hạn như tập thể dục thể thao hoặc thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày giảm nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm. Bên cạnh đó là tuân thủ đúng theo các biện pháp phòng ngừa của Bộ Y tế.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm