Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Giải pháp bệnh tiểu đường: Bút tiêm insulin có mấy loại?

Ngày 27/05/2023
Kích thước chữ

Các bệnh nhân tiểu đường phải kiểm soát lượng đường trong máu để bảo vệ sức khỏe. Và bút tiêm insulin được xem là giải pháp của họ. Vậy trên thị trường hiện tại thì bút tiên insulin có mấy loại? Giá cả và cách dụng sẽ thay đổi tùy loại bút.

Chúng ta sẽ băn khoăn không biết bút tiêm insulin có mấy loại và nên chọn loại nào do hiện nay có vô số các loại ống tiêm tiểu đường khác nhau nên việc lựa chọn loại ống tiêm tiểu đường nào là vấn đề khiến nhiều bệnh nhân đau đầu.

Bút tiêm insulin là một phát minh giúp bệnh nhân tiêm insulin vào cơ thể dễ dàng và chính xác hơn. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn chưa biết bút tiêm insulin có mấy loại và cách sử dụng bút tiêm insulin an toàn. Vì vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.

Insulin là gì? Bút tiêm insulin là gì?

Insulin là một hormone quan trọng do tuyến tụy tạo ra cho phép cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng và điều chỉnh cân bằng lượng đường trong máu. Khi quá trình điều tiết insulin bị suy giảm làm tăng lượng đường trong máu và gây ra bệnh tiểu đường.

Insulin là liệu pháp chính trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 (thiếu insulin hoàn toàn) và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi không thể kiểm soát đường huyết theo mong muốn bằng thuốc uống và các bệnh nhân điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai.

Việc thay thế insulin được thực hiện bằng cách tiêm dưới da và chúng ta có thể sử dụng bút tiêm insulin tại nhà.

 Giải pháp bệnh tiểu đường: Bút tiêm insulin có mấy loại? 1
Bút tiêm insulin là dụng cụ hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Bút tiêm insulin (Bút tiêm tiểu đường) là dụng cụ hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tiêm insulin chính xác tại nhà. Hiện nay nhiều loại bút tiêm insulin được bày bán phổ biến hơn, đa dạng chủng loại hơn. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh nhưng nhiều bệnh nhân lại phân vân không biết nên mua loại nào.

Cấu tạo

Bút tiêm insulin được tạo ra cho phép bệnh nhân tiểu đường tiêm insulin tại nhà mỗi ngày một cách dễ dàng và chính xác.

Cấu tạo chi tiết của từng loại bút tiêm thường khác nhau tùy theo nhà sản xuất, nhưng nhìn chung bao gồm các bộ phận cơ bản sau:

  • Nắp bút: Bảo vệ đầu kim tiêm bên trong;
  • Nệm cao su dưới đáy nắp bút;
  • Ô trống chứa insulin thường được đổ sẵn một lượng insulin nhất định;
  • Cửa sổ liều được đánh số 1, 2, 3…
  • Vòng xoay chọn liều: Vòng xoay chọn liều phải được xoay theo chiều kim đồng hồ đến vạch số 2;
  • Nắp kim ngoài và nắp kim trong: Nên cất giữ lại nắp ngoài sau khi sử dụng để thuận tiện cho việc tháo kim;
  • Miếng dán bảo vệ đầu kim tiêm;
  • Kim tiêm được bán riêng với bút;
  • Nút tiêm: Nhấn từ từ vào đây để bắt đầu tiêm.
Giai-phap-benh-tieu-djuong-But-tiem-insulin-co-may-loai-2.jpeg
Cấu tạo chung của bút tiêm insulin

Do mỗi loại bút tiêm có chi tiết nhỏ không giống nhau nên cách sử dụng bút tiêm cũng khác nhau. Vì vậy, trước khi mua và sử dụng bút tiêm tại nhà, người bệnh nên tìm hiểu kỹ để có cách sử dụng bút tiêm insulin đúng và an toàn nhất.

Bút tiêm insulin có mấy loại?

Bút tiêm insulin là thiết bị y tế không mấy xa lạ đối với các gia đình có người mắc bệnh tiểu đường hay các bệnh liên quan đến đường huyết. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bút insulin và có hai loại bút tiêm insulin phổ biến:

  • Bút tiêm insulin sử dụng một lần: Được bơm sẵn insulin và bao gồm một ống insulin 3ml. Khi hết insulin trong ống, bệnh nhân có thể vứt nó đi và mua một cây bút mới.
  • Bút tiêm insulin tái sử dụng: Mỗi cây bút thường đi kèm với hộp insulin. Sau khi dùng bạn có thể thay một ống insulin mới.

Nếu bạn điều trị bệnh tiểu đường lâu dài thì lời khuyên là nên cân nhắc mua bút insulin có thể tái sử dụng. Mặc dù giá mua bút tiêm insulin ban đầu có thể cao hơn nhưng hộp insulin thay thế của bút tiêm insulin có thể tái sử dụng lại rẻ hơn và sẽ tiết kiệm hơn về lâu dài.

Cách sử dụng bút tiêm insulin đúng và an toàn

Trước khi tiến hành tiêm insulin, chúng ta nên cẩn trọng kiểm tra lại tên loại thuốc insulin, liều tiêm và hạn sử dụng của bút. Hoàn thành một vài công tác trước khi tiêm để đảm bảo an toàn như rửa tay sạch, xác định đúng vị trí tiêm và sát khuẩn vị trí tiêm. Sau đó bắt đầu tiêm insulin như sau:

  • Bước 1: Làm ấm và lắc đều insulin trước tiêm khoảng 10 lần
  • Bước 2: Gắn đầu kim vào bút
    • Mở giấy bảo vệ, lấy kim tiêm gắn vào đầu bút theo hướng thẳng và vặn chặt vào đầu cao su.
    • Kéo thẳng để tháo nắp kim bên ngoài và giữ lại, sau đó tháo nắp kim nhỏ bên trong bỏ đi.
Giai-phap-benh-tieu-duong-but-tiem-insulin-co-may-loai-3.png
Cách sử dụng bút tiêm insulin đúng và an toàn
  • Bước 3: Loại trừ hết bọt khí và test thuốc
    • Xoay vòng xoay chọn liều tiêm chọn 2 đơn vị.
    • Ấn nút tiêm và kiểm tra thông kim khi giọt insulin xuất hiện ở đầu kim.
  • Bước 4: Xoay vòng xoay chọn liều tiêm để chọn số đơn vị cần tiêm
Giai-phap-benh-tieu-duong-but-tiem-insulin-co-may-loai-4.png
Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin đúng và an toàn
  • Bước 5: Tiêm thuốc
    • Xác định vị trí tiêm, tiến hành đâm kim thẳng góc 90 độ qua da tại vị trí đã xác định.
    • Ấn nút tiêm hướng xuống đến khi vạch chỉ liều tiêm trở về số 0.
    • Giữ nguyên kim và đếm 10 giây sau đó rút kim ra.
Giai-phap-benh-tieu-djuong-But-tiem-insulin-co-may-loai-5.jpeg
Hướng dẫn cách tiêm insulin
  • Bước 6: Tháo và bỏ kim tiêm sau khi sử dụng
    • Gắn lại nắp kim lớn bên ngoài vào và tháo kim ra.
    • Bỏ kim tiêm vào thùng rác nhựa y tế hay chai nhựa cứng để đảm bảo an toàn.
    • Đậy nắp bút tiêm và cất vào nơi bảo quản.

Bảo quản bút tiêm insulin sau khi sử dụng

Ánh sáng và nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của insulin. Do đó, cần bảo quản bút tiêm đã sử dụng ở nhiệt độ phòng (<30°C) và tránh ánh nắng trực tiếp.

Bảo quản bút tiêm insulin mới mua trong tủ lạnh (3-8°C). Bút tiêm nên được đặt ở giữa tủ lạnh, không quá sâu hoặc trên cửa tủ lạnh. Tuổi thọ của insulin có thể bị ảnh hưởng do nhiệt độ không ổn định và rung động thường xuyên ở những vị trí như vậy.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các loại bút tiêm insulin và cách sử dụng bút tiêm insulin an toàn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết được bút tiêm insulin có mấy loại và học được cách sử dụng bút tiêm insulin đúng nhất.

Mỹ Duyên

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin