Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải phẫu cột sống và một số bệnh lý thường gặp ở đốt sống

Ngày 30/10/2022
Kích thước chữ

Cấu tạo sau khi giải phẫu cột sống của chúng ta sẽ như thế nào? Tác dụng chi tiết của từng bộ phận ra sao? Những bệnh thường gặp ở cột sống là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây nhé.

Sau khi giải phẫu cột sống sẽ có 2 phần chính là tủy sống và cột sống. Chúng có nhiệm vụ nâng đỡ giúp cơ thể di chuyển cũng như có mối liên hệ mật thiết với hệ thần kinh. 

Giải phẫu cột sống

Giải phẫu cột sống là phương pháp y học để hiểu về cấu tạo của cột sống, chúng sẽ bao gồm:

Tủy sống

Tủy sống là phần nối dài hệ thần kinh trung ương (gồm não bộ và tủy sống). Được bắt đầu từ phía dưới thân não, sau đó kết thúc vùng thấp nhất của lưng. Đoạn cuối càng nhỏ dần và tạo thành một hình chóp nón (còn được gọi chóp tủy).

Khi xét trên phương diện giải phẫu, tủy sống được bắt đầu từ đỉnh đốt sống cổ cao nhất (tên khoa học C1) đến thắt lưng L1 (cao nhất, dưới xương lồng ngực). Thông thường, tủy sống có hình trụ, dài khoảng 45cm. Xu hướng phình to ra ở đoạn cổ, thắt lưng. Đỉnh chóp tủy có một sợi xơ đi ra, kéo dài về phía vùng chậu gọi là dây tận.

Tại những vị tận cùng của tủy sống (chóp), có rất nhiều rễ dây thần kinh. Vì cấu tạo, đặc điểm giống như đuôi con ngựa nên các nhà giải phẫu cột sống đặt tên là các rễ thần kinh chùm đuôi ngựa.

Bao quanh tủy sống là một chất dịch não tủy, chứa trong 3 lớp màng bảo vệ: màng cứng – nhện – nuôi.

Giải phẫu cột sống và một số bệnh lý thường gặp ở đốt sống 1 Tủy sống là phần nối dài hệ thần kinh trung ương

Cột sống

Bên trong cột sống có 1 lớp tủy chạy dọc. Bộ phận này gồm 33 xương khác nhau tạo thành, được gọi là xương đốt sống.

  • 5 đốt dính vào nhau, sau đó tạo thành xương cùng một phần của xương chậu).
  • 4 đốt sống nhỏ cũng dính vào nhau hình thành nên xương cụt (hay còn gọi là xương đuôi).

Được biết, cột sống chia ra thành 4 phần chính (không bao gồm cả xương cụt):

  • Cột sống cổ: Bắt đầu từ C1 đến C7, được định vị tại vùng cổ của cơ thể người.
  • Cột sống ngực: Được tính từ T1 cho đến T12, định vị tại khu vực vùng lưng cao hay ngực và chúng liên kết xương lồng ngực.
  • Cột sống thắt lưng: Bắt đầu từ L1 cho đến L5, được định vị tại thắt lưng hay vùng lưng thấp.
  • Cột sống cùng: Bắt đầu từ S1 đến S5, chúng được định vị tại vùng chậu.

Giữa các đốt sống với nhau (trừ đi C1 – C2) đều có các đĩa đệm. Đây được xem như một cấu trúc nâng đỡ cột sống. Đặc điểm là một hình bầu dục, lớp vỏ bên ngoài dai, chắc bao quanh chất mềm (được gọi là nhân đệm). Thực hiện chức năng triệt tiêu, hấp thu các lực tác động lên cột sống.

Giải phẫu cột sống và một số bệnh lý thường gặp ở đốt sống 2 Xương cột sống có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, giúp vận động, bảo vệ tủy gai

Một số bệnh thường gặp về đốt sống lưng

Cột sống giữ vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, điều khiển cơ thể. Theo đó, các nhóm bệnh về trường hợp cũng tương đối phổ biến, đặc biệt ở nhóm người lớn tuổi hay vận động nhiều.

Thoái hóa cột sống

Đây là một trong những căn bệnh mãn tính, tiến triển chậm rãi, từ từ. Mức độ đau cũng tăng dần, hạn chế rất nhiều đến hoạt động của người bệnh. Cột sống không xuất hiện tình trạng viêm mà sẽ bị biến dạng. Dẫn đến những tổn thương như thoái hóa khớp, đĩa đệm cuộc sống cùng các thay đổi tạo xương dưới sụn, màng hoạt dịch.

Triệu chứng dễ nhận dạng nhất của thoái hóa đốt sống là cơn đau kéo dài âm ỉ mang tính chất cơ học (xu hướng tăng lên khi vận động và thuyên giảm lúc nghỉ ngơi). Bước vào giai đoạn thoái hóa nặng, người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau liên tục.

Hẹp ống sống

Tình trạng ống sống bị thu hẹp dần, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, sau đó sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh, tủy sống. Triệu chứng của bệnh lý này rất đa dạng, sẽ tùy thuộc vào vị trí, mức độ hẹp mà có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau, thậm chí liệt nửa người hoặc toàn thân.

Viêm cứng khớp cột sống

Thuộc tình trạng viêm khớp cột sống, gây nên những cơn đau lưng, xuất hiện khi đêm về, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống cá nhân. Thông thường bệnh lý sẽ rơi vào độ tuổi 15 – 30, đa số ở nam giới. Ngoài ra, bệnh có khả năng di truyền.

Viêm cột sống khớp

Là một trong những bệnh mãn tính, đặc trưng với những cơn đau, tổn thương vùng chậu, khớp chi dưới và cột sống. Bệnh khiến các đốt dính lại với nhau, sau đó gây sưng tấy dẫn đến khó vận động, gù, vẹo, thậm chí là tàn phế.

Đau thần kinh tọa

Đặc tính với những cơn đau dọc theo đường đi dây thần kinh tọa, từ lưng dưới đến hông, mông, sau đó lan rộng xuống từng chân. Thông thường, bệnh đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một phần cơ thể.

Bệnh xảy ra khi mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Lúc này đốt sống sẽ được tách ra, đệm bởi đĩa tròn cùng mô liên kết. Nếu một trong những bộ phận trên bị tổn thương thì khả năng cao đẩy ra khỏi vòng ngoài.

Giải phẫu cột sống và một số bệnh lý thường gặp ở đốt sống 3 Đau thần kinh tọa là cơn bệnh mãn tính, khó chữa

Vừa rồi là những thông tin chi tiết về giải phẫu cột sống được chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng qua bài viết trên, có thể giúp bạn tham khảo được nhiều kiến thức bổ ích. Đồng thời nếu gặp phải một số triệu chứng của các bệnh lý trên, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để điều trị ngay nhé.

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin