Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơn đau nhức sau thực hiện các phương pháp điều trị ung thư vú như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị nội tiết... gây cản trở đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vậy cần làm gì để giảm các cơn đau cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vú?
Trong quá trình điều trị hoặc sau khi thực hiện điều trị ung thư vú bệnh nhân có thể có cảm giác đau nhức. Mỗi bệnh nhân có thể bị đau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, ví dụ như các khớp xương hoặc ở vết sẹo mổ hoặc vai ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân.
Sau phẫu thuật vú, bệnh nhân có thể cảm thấy đau ở khu vực xung quanh các vị trí phẫu thuật hay cơ cứng cánh tay trong vài tuần, hoặc lâu hơn nếu bạn tái tạo vú, nhưng hiện tượng này sẽ cải thiện dần theo thời gian.
Sau phẫu thuật vú hoặc phẫu thuật tái tạo vú nhiều người trải qua đau, sưng và cảm giác như bỏng do tổn thương tạm thời tới dây thần kinh ở hố nách và khu vực sẹo mổ. Hiện tượng này sẽ ổn định trong một vài tuần hoặc vài tháng sau phẫu thuật. Tuy nhiên đối với một số ít trường hợp cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài.
Một số người có cơn đau ảo (đau cảm thấy như nó đi ra từ vú thậm chí khi vú đã được cắt bỏ). Tất cả các hiện tượng này là do tổn thương các dây thần kinh.
Bệnh nhân điều trị ung thư vú dùng liệu pháp nội tiết, đặc biệt các chất ức chế aromatase (thuốc nội tiết bậc 2) như exemestane, anastrozole hay letrozole có thể bị đau hoặc tê cứng ở các khớp. Hiện tượng đau này thường là nhẹ và có thể giảm đau bằng tập luyện nhẹ nhàng hoặc sử dụng các thuốc kháng viêm.
Trong một số trường hợp, đau có thể nặng và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và cả trong giấc ngủ. Bệnh nhân cần phải liên hệ với bác sĩ để trao đổi về cơn đau và lựa chọn các giải pháp giảm đau hoặc kể cả khả năng cần thay đổi liệu pháp nội tiết khác. Bệnh nhân không được ngừng điều trị thuốc nội tiết khi chưa thảo luận với bác sĩ.
Mệt mỏi tột độ khác với mệt mỏi thông thường và cực kỳ mệt và không dự đoán được. Hầu hết mọi người đều trải qua mệt mỏi tột độ trong hoặc sau khi điều trị và có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.
Cảm giác mệt mỏi tột độ khiến bệnh nhân không có chút năng lượng nào và cảm thấy khó khăn để thực hiện các sinh hoạt cá nhân hàng ngày, cần có người nhà chăm sóc hỗ trợ. Mỗi người đều trải qua sự mệt mỏi ung thư khác nhau. Chủ động biết rõ giới hạn hiện tại của bản thân có thể giúp bệnh nhân sẵn sàng đương đầu với cảm giác mệt mỏi tột độ tốt hơn.
Hầu hết các phương pháp điều trị sử dụng cho ung thư vú đều có thể gây ra mệt mỏi.
Mệt mỏi tột độ hậu phẫu thuật
Sau phẫu thuật cơ thể bạn bị căng thẳng và cần có thời gian để chữa lành. Một số người bị mệt mỏi nhiều hơn và kéo dài hơn. Đôi khi nhiều người sẽ không kịp phục hồi trước khi tình trạng mệt mỏi tột độ bị các điều trị tiếp theo làm xấu đi.
Mệt mỏi tột độ sau hóa trị
Hóa trị có thể làm cho các chế độ ăn uống thay đổi, giảm sức đề kháng đối với nhiễm trùng và bệnh thiếu máu (quá ít tế bào hồng cầu trong cơ thể), mà chính nó sẽ là nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mệt mỏi tột độ.
Mệt mỏi tột độ sau xạ trị
Mệt mỏi tột độ bắt đầu hoặc nặng hơn sau khi bệnh nhân kết thúc quá trình xạ trị. Ngoài ra, điều trị xạ trị bệnh nhân thường phải di chuyển nhiều giữa các bệnh viện càng cảm thấy mệt mỏi thêm.
Mệt mỏi tột độ sau điều trị nội tiết
Phương pháp điều trị nội tiết có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể (sự cân bằng hóa của cơ thể) và điều này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ bao gồm cả mệt mỏi tột độ.
Các trạng thái cảm xúc của bạn trong suốt quá trình chẩn đoán và điều trị bao gồm lo âu, ngủ kém và trầm cảm, có thể tất cả những điều này tạo ra sự mệt mỏi tột độ.
Các tác dụng phụ của các loại thuốc khác sử dụng trong điều trị của bạn chẳng hạn như thuốc gây mê, giảm đau, thuốc chống mệt mỏi, thuốc ngủ và thuốc chống trầm cảm cũng có thể làm cho bạn cảm thấy rất mệt mỏi.
Mức độ đau của bạn ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn như thế nào sẽ xác định phương pháp điều trị để giảm đau cho bạn.
Nếu bạn gặp hiện tượng đau xung quanh vai, nách hoặc vết mổ mà không cải thiện hoặc giảm đau theo thời gian thì cần phải trao đổi với bác sĩ.
Cố gắng nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tuân theo hướng dẫn của chuyên gia sức khỏe:
Ly Nguyễn
Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...