Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Quỳnh Loan
Mặc định
Lớn hơn
Lao vú là một thể lao ngoài phổi hiếm gặp nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiều người lo lắng liệu lao vú có lây không và làm thế nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Việc hiểu rõ con đường lây nhiễm cùng các biện pháp bảo vệ bản thân là yếu tố quan trọng giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về khả năng lây lan của lao vú và cách phòng ngừa khoa học nhất.
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao vú là loại trực khuẩn kháng acid, có khả năng giữ màu nhuộm ngay cả khi rửa qua dung dịch acid. Ngoài ra, vi khuẩn lao là vi khuẩn hiếu khí, cần nhiều oxy để sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy, các chất tẩy rửa thông thường hoặc các loại kháng sinh phổ biến không thể tiêu diệt được vi khuẩn này, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng kéo dài nếu không được điều trị đúng cách.
Trước khi giải đáp thắc mắc lao vú có lây không, chúng ta cần tìm hiểu lao vú là gì và bệnh lý này có những triệu chứng ra sao.
Bệnh lao vú là một thể lao ngoài phổi hiếm gặp, xảy ra khi vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) xâm nhập và sinh sôi trong mô tuyến vú. Đây là bệnh lý thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, từ 19 - 45 tuổi, đặc biệt ở những người đang cho con bú. Giai đoạn này, mô tuyến vú phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao tấn công. Mặc dù rất hiếm, lao vú ở nam giới vẫn có thể xảy ra nhưng chỉ chiếm khoảng 4% các trường hợp được ghi nhận.
Bệnh lao vú thường chỉ ảnh hưởng đến một bên vú, với tỷ lệ mắc bệnh ở vú trái và vú phải tương đương nhau. Tại Việt Nam, các báo cáo ghi nhận khoảng 30 trường hợp mắc bệnh. Đây là con số tương đối thấp, phản ánh mức độ hiếm gặp của bệnh nhưng cũng cho thấy cần nâng cao nhận thức và khả năng chẩn đoán để phát hiện sớm.
Bệnh lao vú được phân thành hai thể chính:
Thể này rất hiếm, xảy ra khi vi khuẩn lao xâm nhập trực tiếp vào mô tuyến vú thông qua các vết trầy xước trên da hoặc qua các ống dẫn sữa. Nhiễm trùng tại chỗ là nguyên nhân chính dẫn đến thể bệnh này.
Đây là thể bệnh phổ biến hơn, vi khuẩn lao từ các cơ quan khác như phổi, cột sống hoặc hạch bạch huyết lây lan đến vú thông qua đường máu hoặc hệ bạch huyết.
Việc chẩn đoán đúng bệnh lao vú có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu không được nhận diện chính xác, người bệnh có nguy cơ phải trải qua các can thiệp y khoa không cần thiết như cắt bỏ vú hoặc phẫu thuật phá đường rò. Ngoài ra, chẩn đoán nhầm sang viêm vú do vi khuẩn thông thường có thể dẫn đến sử dụng kháng sinh không phù hợp, làm tăng nguy cơ kháng thuốc và kéo dài thời gian điều trị.
Triệu chứng của bệnh lao vú bao gồm cả các biểu hiện toàn thân và các dấu hiệu tại chỗ ở vùng vú bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng toàn thân thường gặp là:
Bên cạnh đó, các biểu hiện tại vú bao gồm:
Trong một số trường hợp, nếu người bệnh lao vú đồng thời mắc lao phổi hoặc các thể lao ngoài phổi khác, họ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như ho kéo dài, khạc đàm dai dẳng. Điều quan trọng là các triệu chứng này không thuyên giảm nếu chỉ điều trị bằng các loại kháng sinh thông thường, do đó việc chẩn đoán chính xác và điều trị đặc hiệu theo phác đồ lao là rất cần thiết.
"Lao vú có lây không?" là vấn đề rất được quan tâm. Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh lao vú không lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp, trừ khi người bệnh đồng thời mắc lao phổi. Tuy nhiên, vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis – tác nhân gây bệnh lao vú – có thể lây lan trong cơ thể người bệnh qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm:
Vi khuẩn lao thường xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp. Từ đó, chúng theo dòng máu lan đến các cơ quan khác, bao gồm cả mô tuyến vú, gây bệnh.
Vi khuẩn lao có thể lây lan từ các ổ lao khác trong cơ thể như lao phổi, lao hạch hay lao màng phổi theo hệ bạch huyết đến vú, dẫn đến lao vú thứ phát.
Trực khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp vào mô tuyến vú thông qua các vết trầy xước trên da vùng vú hoặc qua các lỗ đổ của ống dẫn sữa ở đầu núm vú.
Như vậy đến đây bạn đã có thể giải đáp cho mình câu hỏi lao vú có lây không rồi. Mặc dù lao vú không dễ lây từ người sang người nhưng vi khuẩn lao có khả năng di chuyển từ cơ quan này sang cơ quan khác bên trong cơ thể. Điều này có nghĩa là một bệnh nhân mắc lao vú cũng có thể đối mặt với nguy cơ mắc các thể lao khác như lao phổi hay lao màng phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh lao vú tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể phòng ngừa và kiểm soát để hạn chế các diễn tiến nghiêm trọng. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe tuyến vú mà còn tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Dưới đây là những cách phòng ngừa bệnh lao vú hiệu quả:
Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả vi khuẩn lao.
Thường xuyên tập luyện thể thao, nghỉ ngơi hợp lý và tránh các thói quen có hại giúp nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Đảm bảo không gian sống thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng tự nhiên để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Phụ nữ nên tự khám vú ít nhất mỗi tháng một lần, đặc biệt sau khi sạch kinh vài ngày. Điều này giúp phát hiện sớm các bất thường tại vú và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Sử dụng áo ngực sạch sẽ, thoáng khí để tránh các tổn thương da có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn lao xâm nhập.
Tiêm vắc xin BCG đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, giúp giảm nguy cơ mắc các thể lao, bao gồm cả lao vú. Hiện tại, người dân có thể đến hệ thống Tiêm chủng Long Châu trên cả nước để được tư vấn và tiêm vắc xin lao nhằm bảo vệ sức khỏe tối ưu.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc lao vú có lây không cũng như “bỏ túi” các biện pháp giúp phòng ngừa lao vú hiệu quả. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mỗi người chúng ta nên chủ động phòng ngừa bệnh lao vú để bảo vệ sức khỏe tổng thể. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vú, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.