Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giảm thính lực một bên tai nguyên nhân do đâu? Cách chẩn đoán và điều trị

Ngày 30/06/2022
Kích thước chữ

Giảm thính lực một bên tai khiến cho khả năng nghe của chúng ta bị mất đi một nửa và gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, cách chẩn đoán và điều trị ra sao?

Giảm thính lực một bên tai gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp xã hội, năng suất lao động và làm việc. Do đó, việc tìm hiểu những đặc điểm của tình trạng này sẽ giúp mỗi người chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Giảm thính lực một bên tai là gì?

Một bên tai bị giảm thính lực chính là khả năng nghe của một bên tai thường kém hơn so với tai còn lại. Bệnh nhân có thể bị giảm thính lực đột ngột hoặc dần dần chuyển từ mức độ nhẹ sang nặng. 

Giảm thính lực một bên tai nguyên nhân do đâu? Cách chẩn đoán và điều trị1 Giảm thính lực một bên tai là gì?

Mức độ nghiêm trọng nhất của suy giảm thính lực một bên đó là có thể dẫn đến tình trạng điếc một bên tai. Ở mức độ nặng nhất, bệnh nhân có thể hoàn toàn không nghe được. 

Nguyên nhân dẫn đến một bên tai bị giảm thính lực

Giảm thính lực một bên tai có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như sau:

Do ráy tai bị kẹt

Ráy tai có chức năng bảo vệ tai khỏi các loại côn trùng, bụi bẩn và cũng có thể tự làm sạch tai. Ráy tai thường sẽ được đẩy ra bên ngoài nhưng trong một số trường hợp bởi một lý do nào đó mà chúng bị kẹt lại. Điều này đã dẫn đến tình trạng bít tắc và làm giảm khả năng nghe ở tai.

Viêm tai

Viêm tai do virus hoặc vi khuẩn có thể khiến cho thính lực bị suy giảm. Viêm tai giữa chính là loại nhiễm trùng thường gặp nhất và dẫn đến tình trạng tai bị nghe kém một bên.

Giảm thính lực một bên tai nguyên nhân do đâu? Cách chẩn đoán và điều trị2 Giảm thính lực một bên tai do viêm tai

Thủng màng nhĩ

Tác động của âm thanh quá lớn, ngoáy tai không đúng cách hay các loại nhiễm trùng… sẽ khiến cho màng nhĩ bị thủng. Đây là nguyên nhân dẫn đến 1 bên tai bị điếc hoặc nghe kém.

Xương phát triển bất thường ở trong tai

Ở một số trường hợp, ổ xốp xơ phát triển bất thường có thể gây ra tình trạng suy giảm thính lực hay còn gọi là xốp xơ tai. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian nếu như gây ảnh hưởng tới một hoặc cả hai bên tai. 

Do một số bệnh khác

Một số bệnh lý cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm thính lực một bên tai đó là viêm động mạch thái dương, hẹp động mạch đốt sống, viêm các mạch máu ở cổ và đầu, rối loạn tự miễn dịch…

Chẩn đoán suy giảm thính lực một bên tai

Để chẩn đoán suy giảm thính lực của một bên tai, bệnh nhân nên thực hiện các chẩn đoán quan trọng như:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Giúp các bác sĩ xác định được nguyên nhân dẫn đến suy giảm thính lực một bên tai là do vi khuẩn hay virus.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chẩn đoán hình ảnh được xem xét nhằm loại bỏ căn bệnh sau ốc tai là nguyên nhân dẫn đến suy giảm thính lực.
  • Đo thính lực đồ: Bằng việc kiểm tra âm thanh với tần số và cường độ khác nhau, bác sĩ sẽ ghi lại tần số âm thanh ở dạng thính lực đồ và biểu đồ để chẩn đoán.
Giảm thính lực một bên tai nguyên nhân do đâu? Cách chẩn đoán và điều trị3 Chẩn đoán suy giảm thính lực bằng phương pháp đo thính lực đồ

Cách điều trị tình trạng một bên tai bị giảm thính lực

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm thính lực một bên tai. Do đó, chúng ta cần phải điều trị từ nguyên nhân gây ra bệnh:

  • Giảm thính lực một bên tai do bệnh điếc đột ngột: Nếu như bệnh nhân bị mất thính lực một bên tai thì nên thực hiện điều trị sớm. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà mất thính lực đột ngột có thể kèm theo tình trạng ù tai và một số triệu chứng điển hình. Với trường hợp này, bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc steroid thông qua đường uống hoặc tiêm màng não để có thể phục hồi thính giác một phần hoặc toàn bộ. Mặc dù vậy, phương pháp này cần phải có nhiều thời gian để cải thiện, đặc biệt là ở các trường hợp suy giảm thính lực hoặc người cao tuổi. 
  • Do khối u: Với trường hợp này, bệnh nhân sẽ được áp dụng phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ các khối u. Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh cũng nên kết hợp với việc sử dụng thuốc kháng sinh. 
  • Giảm thính lực ở một bên do sự tích tụ ráy tai: Có thể dùng thuốc nhỏ tai để làm tan các ráy tai. 

Nếu như sau vài ngày thực hiện điều trị mà tình trạng bệnh không có sự cải thiện, bệnh nhân nên đến bệnh viện để thực hiện việc thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp bệnh nhân nghe kém do có dị vật trong tai thì nên đến các bệnh viện để được kiểm tra. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý lấy dị vật bởi có thể gây ra sự thương tổn ở bên trong tai dẫn đến tình trạng thủng màng nhĩ và một số biến chứng nghiêm trọng khác.

Giảm thính lực một bên tai gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và chất lượng cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chính vì vậy, mỗi người nên có ý thức phòng ngừa và điều trị bệnh lý để không gây ảnh hưởng tới khả năng nghe của mình nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin