Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Monocytes là một chỉ số xuất hiện trong kết quả xét nghiệm máu, góp phần phản ánh tình trạng sức khỏe, bệnh lý hoặc các vấn đề bất thường. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc khám phá những thông tin thú vị về chỉ số Monocytes.
Chỉ số Monocytes là chỉ số bạch cầu mono trong máu – loại bạch cầu có thời gian tồn tại tương đối ngắn, chỉ khoảng 20 giờ. Để hiểu hơn về Monocytes, bạn hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi ngay những thông tin được chia sẻ ngay sau đây.
Monocytes hay bạch cầu mono hiểu đơn giản là một dạng bạch cầu tồn tại trong cơ thể mỗi người, có tác dụng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Chức năng chính của bạch cầu mono là thực hiện quá trình thực bào.
Bạch cầu Monocytes có thời gian lưu hành trong máu khá ngắn, chỉ khoảng dưới 20 giờ. Trong máu người, các Monocytes sẽ tiến hành xuyên mạch và tăng kích thước trẻ thành các đại thực bào tổ chức. Khi đã ở dạng này, bạch cầu Monocytes có thể sống trong thời gian rất dài, có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh cho cơ thể, nhất là tình trạng nhiễm trùng.
Xét nghiệm bạch cầu mono có vai trò chính là biểu thị chỉ số Monocytes có trong máu và một số chỉ số liên quan nhằm hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh lý. Xét nghiệm chỉ số Monocytes thực chất là một cách để xem chỉ số bạch cầu mono có trong máu ở ngưỡng bình thường, tăng hoặc giảm tương thích với từng vấn đề sức khỏe, bệnh lý khác nhau. Từ kết quả chỉ số Monocytes tăng nhanh hoặc chậm cũng ảnh hưởng đến biểu hiện bệnh lý của từng bệnh. Vậy chỉ số Monocytes thế nào là bình thường, thế nào là tăng hoặc giảm?
Chỉ số Monocytes có thể chịu ảnh hưởng bởi một số loại thuốc chữa bệnh nên để xét nghiệm được chỉ số bạch cầu mono chính xác, khách quan nhất, bác sĩ sẽ chỉ định, hướng dẫn bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc trước khi tiến hành xét nghiệm.
Lượng bạch cầu mono trong máu thay đổi cần có thời gian theo dõi, thăm khám nhất định theo tư vấn của bác sĩ, cần thiết phải xét nghiệm máu mỗi 3 – 6 tháng/lần để đánh giá, kiểm tra lại chỉ số Monocytes cụ thể.
Thông qua chỉ số Monocytes bình thường, tăng hoặc giảm bất thường bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán bệnh lý, vấn đề sức khỏe mà bệnh nhân đang gặp phải. Nếu chỉ số Monocytes tăng hơn ngưỡng bình thường, bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề như:
Không chỉ Monocytes tăng là mắc bệnh mà chỉ số Monocytes giảm cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết những vấn đề như:
Như vậy, chỉ số Monocytes có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe, hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong việc chẩn đoán, kiểm tra tình trạng cơ thể, từ đó đánh giá, đưa ra phương án chữa trị phù hợp, có hiệu quả cho người mắc bệnh.
Đối với bệnh nhân được chẩn đoán Monocytes tăng hoặc giảm bất thường, ngoài việc sử dụng thuốc, hóa trị, xạ trị,… theo chỉ định của bác sĩ, họ cũng có thể áp dụng một số cách dưới đây nhằm hỗ trợ điều chỉnh, ổn định chỉ số Monocytes.
Như bạn đã biết, rất khó để nhận biết chỉ số Monocytes có vấn đề thông qua các triệu chứng cụ thể. Hầu hết các ca bệnh liên quan đến tăng, giảm Monocytes đều vô tình được phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu hoặc khám bệnh khác. Do đó, để sớm nhận biết bất thường trong chỉ số Monocytes, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên khám sức khỏe định kỳ đều đặn, đặc biệt là thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá sự biến đổi, không bình thường ở chỉ số Monocytes trong kết quả.
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe, là yếu tố không thể thiếu khi điều trị bất cứ bệnh lý hay vấn đề sức khỏe nào, trong đó có kiểm soát tỷ lệ Monocytes. Người có vấn đề về chỉ số Monocytes nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng, cân đối các nhóm chất, hạn chế thực phẩm có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm hoặc dị ứng.
Các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân có chỉ số Monocytes tăng hoặc giảm nên ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi theo mùa, thức ăn chứa nhiều chất xơ nhằm duy trì cơ thể khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe từ bên trong, hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Cơ thể khỏe mạnh không thể thiếu đi sự vận động, tập luyện thường xuyên. Do đó, để góp phần cải thiện chỉ số Monocytes về ngưỡng ổn định, người bệnh nên duy trì thói quen tập luyện đều đặn, thường xuyên với những bộ môn phù hợp thể trạng bản thân như tập yoga, tập gym, cardio, bơi lội, chạy bộ,… Mỗi ngày tập luyện từ 30 – 45 phút là tần suất thích hợp để bạn duy trì, cải thiện sức khỏe cũng như giảm stress và mệt mỏi.
Nhìn chung, chỉ số Monocytes là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe, bệnh lý hoặc vấn đề bất thường mà cơ thể đang đối mặt. Khi có kết quả xét nghiệm máu, nếu bác sĩ nhận thấy chỉ số Monocytes có vấn đề sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm khác nhằm đánh giá tổng quan, tìm ra nguyên nhân cụ thể và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng mỗi bệnh nhân. Để sớm phát hiện và chữa trị vấn đề liên quan đến chỉ số Monocytes, bất cứ ai cũng nên khám sức khỏe định kỳ theo tư vấn của bác sĩ, không nên chủ quan ngay cả với các biểu hiện bình thường như sốt, mệt mỏi, căng thẳng, đau nhức cơ thể,…
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.