Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giang mai thần kinh là một biến chứng của bệnh giang mai với những triệu chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy giảng mai thần kinh là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị của giang mai thần kinh như thế nào?
Bệnh giang mai là một bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh giang mai có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, bao gồm cả việc tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh và được gọi là giang mai thần kinh.
Giang mai thần kinh là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh giang mai khi không được điều trị. Đây là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở hệ thần kinh, đặc biệt là não bộ và tủy sống, có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc phải.
Giang mai thần kinh được phân loại thành 5 thể nhỏ như sau:
Bệnh giang mai thần kinh là một dạng biến chứng của bệnh giang mai. Do đó, nguyên nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn giang mai Treponema pallidum. Tình trạng sức khỏe này thường xuất hiện sau khoảng từ 10 - 20 năm sau khi nhiễm giang mai. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp phải biến chứng này.
Bệnh giang mai thần kinh xảy ra trực tiếp trên hệ thần kinh. Do đó, các triệu chứng bệnh thường có ảnh hưởng đến hệ thần kinh như:
Hiện nay, kỹ thuật đoán và phương pháp điều trị bệnh giang mai nói chung và giang mai thần kinh nói riêng đã được cải tiến và cho hiệu quả cao hơn.
Bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho người bệnh làm một số xét nghiệm nhằm chuẩn đoán bệnh giang mai, cụ thể như sau:
Để điều trị bệnh giang mai cũng như bệnh giang mai thần kinh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh penicillin dạng tiêm hoặc uống. Phác đồ điều trị thường sẽ kéo dài trong vòng 10 - 14 ngày. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm kháng sinh ceftriaxone và probenecid để phối hợp. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh và tình trạng sức khoẻ mà bạn có thể phải điều trị tại bệnh viện.
Trong quá trình hồi phục sức khỏe, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu sau 3 tháng và 6 tháng điều trị. Sau đó, người bệnh cần làm xét nghiệm máu 3 năm/lần sau điều trị. Có thể bác sĩ sẽ tiếp tục chọc dò tủy sống 6 tháng/lần để theo dõi dịch não tủy.
Mặt khác, bệnh giang mai đặc biệt phổ biến ở người nhiễm HIV do các vết loét giang mai khiến cho việc nhiễm HIV dễ dàng hơn. Vi khuẩn giang mai tương tác với HIV sẽ khiến cho việc điều trị giang mai gặp nhiều khó khăn.
Những đối tượng mắc bệnh giang mai thần kinh kèm theo HIV sẽ cần tiêm kháng sinh penicillin nhiều hơn và cơ hội phục hồi sức khỏe sẽ thấp hơn.
Dưới đây là một số biện pháp sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai nói chung và giang mai thần kinh nói riêng khi quan hệ tình dục:
Bệnh giang mai có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhất là những người đã từng quan hệ tình dục. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, trong đó có bệnh giang mai thần kinh tác động trực tiếp lên hệ thần kinh. Do vậy, khi thấy xuất hiện vết loét tại bộ phận sinh dục hoặc ở bất kỳ vị trí nào có tiếp xúc tình dục thì bạn hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán giang mai.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.