Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?

Ngày 19/09/2023
Kích thước chữ

Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn mãn tính ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cả nam và nữ giới. Hầu hết mọi người đều biết bệnh chủ yếu lây lan qua đường tình dục. Nhưng điều khiến nhiều người băn khoăn là bệnh giang mai có lây qua nước bọt không.

Giang mai đã từng là căn bệnh ám ảnh một thời vào những năm 90 khi các biện pháp quan hệ tình dục an toàn chưa được chú trọng. Bệnh không chỉ gây tổn thương ở bộ phận sinh dục mà còn ảnh hưởng đến hầu hết các hệ cơ quan trên cơ thể. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường tình dục nhưng liệu bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?

Bệnh giang mai là bệnh gì?

Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn mạn tính gây ra bởi vi khuẩn Treponema pallidum. Đây là một loại xoắn khuẩn có hình dáng giống lò xo có sức đề kháng yếu, chỉ sống được ngoài cơ thể khoảng 10 giờ. Dùng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng diệt khuẩn có thể tiêu diệt chúng trong vài phút.

Khi quan hệ tình dục không có sự bảo vệ, vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể con người qua đường sinh dục. Chúng cũng có thể xâm nhập qua các vết xước trên da, qua niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ các tổn thương do bệnh giang mai.

Vì cấu tạo bộ phận sinh dục nữ dạng mở nên phụ nữ dễ lây nhiễm bệnh giang mai hơn nam giới. Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai có thể xâm nhập qua dây rốn vào máu của thai nhi nên có thể lây nhiễm từ mẹ sang con khi thai nhi từ 4 tháng trở đi.

benh-giang-mai-co-lay-qua-nuoc-bot-khong-1.jpg
Giang mai là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm với mọi giới tính

Bệnh giang mai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban ngoài da, ảnh hưởng đến nội tạng, đau nhức cơ xương,… Biến chứng của bệnh giang mai khá nặng nề như liệt dương, liệt chi, mất thị lực, giảm trí tuệ thậm chí đe dọa tính mạng. Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có nguy cơ thai chết lưu hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh đến 40%.

Triệu chứng bệnh giang mai

Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh giang mai có lây qua nước bọt không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu triệu chứng xuất hiện ở những người mắc căn bệnh này. Triệu chứng các giai đoạn bệnh giang mai sẽ khác nhau. Nếu một ai đó có những dấu hiệu sau, họ có thể nghi ngờ mình đã mắc giang mai:

  • Ban đầu, ở cơ quan sinh dục của người nam và người nữ bị bệnh sẽ có những vết loét nhỏ hay còn gọi là săng giang. Những vết loét cũng có thể lan xuống vùng mông. Đặc điểm là thông thường các vết loét này không đau.
  • Các khu vực khác trên cơ thể như trong miệng, trên môi, trên tay chân, trên thân mình bệnh nhân cũng xuất hiện vết loét.
  • Quanh cơ quan sinh dục và quanh hậu môn xuất hiện những mụn thịt màu xám hoặc trắng.
  • Lòng bàn tay và lòng bàn chân bị phát ban nhưng không ngứa. Tình trạng này có thể lan ra khắp cơ thể.
  • Trong miệng người bệnh có thể xuất hiện các mảng trắng.
  • Nhiều người bệnh có các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu như khi bị cúm.
  • Bệnh nhân sẽ dần bị rụng tóc, lông mày, râu.
benh-giang-mai-co-lay-qua-nuoc-bot-khong - 1.jpg
Bệnh giang mai nguy hiểm với cả nam và nữ giới

Những triệu chứng đầu tiên của bệnh có thể xuất hiện sau khi cơ thể nhiễm vi khuẩn giang mai từ 3 tuần trở đi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh giang mai có thể gây biến chứng nặng nề như:

  • Tổn thương tất cả các hệ cơ quan quan trọng của cơ thể từ thị lực, nội tạng, thần kinh, tim mạch,…
  • Giang mai có thể dẫn đến phình động mạch chủ, viêm động mạch chủ, viêm gan, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần.
  • Giang mai có thể gây dị dạng bẩm sinh hoặc tử vong cho thai nhi.

Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?

Với câu hỏi bệnh giang mai có lây qua nước bọt không, câu trả lời là hoàn toàn có thể. Dưới đây là một số trường hợp dễ làm lây truyền vi khuẩn giang mai qua nước bọt:

  • Nếu người bị bệnh giang mai có các vết loét ở miệng, vi khuẩn có thể tồn tại trong nước bọt của người đó và truyền nhiễm sang người khác. Con đường truyền bệnh có thể qua hôn, quan hệ tình dục bằng miệng, dùng chung bàn chải đánh răng,…
  • Nếu thức ăn có tiếp xúc với nước bọt của người bị bệnh có vết loét trong miệng, và người khỏe mạnh dùng chung thức ăn với người bệnh, khả năng lây giang mai qua nước bọt cũng hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân như bàn chải răng, tăm nước, chỉ nha khoa, cốc uống nước,… với người bị giang mai cũng có nguy cơ lây bệnh. Vi khuẩn có trong nước bọt của người bệnh dễ bám vào những vật dụng này. Dù vi khuẩn giang mai có thời gian tồn tại không lâu ngoài môi trường không khí, nhưng nguy cơ lây bệnh qua vật dụng sinh hoạt hoàn toàn có thể xảy ra.
benh-giang-mai-co-lay-qua-nuoc-bot-khong - 3.jpg
Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm qua đường nước bọt

Con đường lây nhiễm của bệnh giang mai

Như vậy, bệnh giang mai có lây qua nước bọt không đến đây bạn đã biết. Ngoài những con đường lây nhiễm trên đây, giang mai lây qua đường nào khác?

Con đường quan hệ tình dục vẫn là đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh giang mai. Các vết loét do bệnh giang mai gây ra có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, môi, miệng, trực tràng, hậu môn của người bệnh. Quan hệ tình dục không bảo vệ qua đường hậu bệnh qua đường tình dục phụ thuốc vào tần suất quan hệ tình dục, giai đoạn mắc bệnh, nồng độ vi khuẩn, con đường quan hệ,…

Bệnh giang mai có thể dễ dàng lây từ mẹ sang con nếu phụ nữ mắc bệnh trong giai đoạn mang thai. Xoắn khuẩn giang mai dễ dàng di chuyển từ máu mẹ qua dây rốn vào máu của thai nhi. Khi đó, thai nhi sẽ bị giang mai bẩm sinh. Thai nhi bị giang mai từ trong bụng mẹ sẽ có nguy cơ cao chết lưu, tử vong sơ sinh hoặc trẻ sinh ra có biến chứng nghiêm trọng về thể chất và tinh thần.

Lây qua đường truyền máu và cấy ghép nội tạng cũng có thể xảy ra. Đó là khi người khỏe mạnh vô tình được truyền máu của người bệnh, người khỏe dùng chung kim tiêm với người bệnh hoặc người khỏe được cấy ghép nội tạng từ người bệnh.

benh-giang-mai-co-lay-qua-nuoc-bot-khong - 4.jpg
Có nhiều con đường lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về bệnh giang mai có lây qua nước bọt không và những con đường lây truyền phổ biến của bệnh. Giang mai là bệnh dễ lây truyền, có thể lây nhiễm ở cả nam giới, nữ giới. Giang mai ở nữ giới có thể lây truyền cho thai nhi. Vì thế, bản thân mỗi người trong chúng ta cần nâng cao ý thức phòng bệnh. 

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh giang mai. Bản thân mỗi người có thể chủ động phòng bệnh bằng cách sống chung thủy một vợ một chồng, quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung các vật dụng cá nhân. Việc xét nghiệm bệnh xã hội cũng là việc những người trưởng thành nên lưu ý.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin