Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh lậu và giang mai có giống nhau không?

Ngày 10/10/2023
Kích thước chữ

Bệnh lậu và giang mai đều là bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Chúng có biểu hiện tương tự nhau như, vì thế nhiều người thắc mắc bệnh lậu và giang mai có giống nhau không?

Bệnh lậu và bệnh giang mai là hai bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và thường bị nhầm lẫn với nhau do chung con đường lây nhiễm và biểu hiện tương tự. Tuy nhiên, hai bệnh này có những khác biệt quan trọng.

Tìm hiểu về bệnh lậu

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận sinh dục, miệng hoặc hậu môn của người bị nhiễm, và nó có thể gây ra các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng.

benh-lau-va-giang-mai-co-giong-nhau-khong.jpg
Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra bệnh lậu

Triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới có thể bao gồm:

Triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới có thể bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát hoặc buốt khi đi tiểu.
  • Khó tiểu hoặc tiểu đau.
  • Tiết dịch âm đạo không bình thường.
  • Đau xương chậu.

Bệnh lậu có khả năng lây truyền nhanh chóng khi có quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Ngoài ra, bệnh này cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh. Điều quan trọng là bệnh lậu có thể không có triệu chứng rõ ràng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu về bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn giang mai có khả năng xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thông qua quan hệ tình dục không được bảo vệ, bao gồm quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Ngoài ra, nó cũng có thể lây truyền qua các vết thương hoặc tổn thương niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.

benh-lau-va-giang-mai-co-giong-nhau-khong-1.jpg
Xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra bệnh giang mai

Bệnh giang mai cũng có khả năng lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai từ tháng thứ 4 trở đi. Điều này xảy ra khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào máu của thai nhi qua dây rốn.

Người phụ nữ thường dễ bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng nội tiết hơn nam giới, bao gồm cả bệnh giang mai, do cấu tạo của bộ phận sinh dục ở nữ giới ở dạng mở. Bệnh giang mai ở nữ giới, nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra những tổn thương và biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng có thể bao gồm viêm loét bộ phận sinh dục, phát ban trên da, đau nhức xương khớp, và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng khác nhau.

Xoắn khuẩn giang mai có cấu trúc hình lò xo và rất yếu về sức đề kháng. Nó không thể sống ngoài cơ thể người trong thời gian dài và sẽ chết sau vài giờ. Tuy nhiên, nó có thể tồn tại trong nước đá và di chuyển rất lâu. Nhiệt độ cao và các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt xoắn khuẩn giang mai này trong vài phút.

Bệnh lậu và giang mai có giống nhau không?

Dưới đây là những so sánh bệnh lậu và bệnh giang mai về điểm khác biệt quan trọng giữa hai căn bệnh này:

Nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh lậu: Do vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoeae) gây ra. Vi khuẩn này phát triển chủ yếu ở âm đạo, âm hộ, cổ tử cung (nữ giới) và đường niệu đạo (nam giới).
  • Bệnh giang mai: Bệnh giang mai được gây ra bởi xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum). Đây là một loại vi khuẩn sống ẩm ướt và gây bệnh ở con người.
benh-lau-va-giang-mai-co-giong-nhau-khong-2.jpg
Bệnh lậu và giang mai có giống nhau không là thắc mắc của nhiều người

Thời gian ủ bệnh

  • Bệnh lậu: Thời gian ủ bệnh trung bình từ 3 - 5 ngày.
  • Bệnh giang mai: Thời gian ủ bệnh từ 10 - 90 ngày.

Triệu chứng bệnh

  • Bệnh lậu: Các triệu chứng thường bao gồm tiểu buốt, tiểu đau, tiểu không hết, và có thể có chảy mủ ở đầu dương vật của nam giới hoặc tiết mủ từ niêm mạc âm đạo của nữ giới. Ngoài ra, bệnh lậu cũng có thể đi kèm với sốt nhẹ và mệt mỏi.
  • Bệnh giang mai: Sau thời gian ủ bệnh, người mắc bệnh giang mai sẽ xuất hiện các săng giang mai, là những tổn thương màu hồng đỏ, lõm ở giữa, không đau, không ngứa. Các săng này thường xuất hiện trên da, niêm mạc, đặc biệt là ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ. Sau một thời gian, các săng giang mai có thể tự biến mất mà không cần điều trị.

Điều trị bệnh

  • Cả bệnh lậu và bệnh giang mai đều cần điều trị bằng kháng sinh đúng cách dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Việc điều trị bệnh giang mai thường kéo dài hơn so với bệnh lậu do thời gian ủ bệnh lâu hơn.

Bệnh lậu và bệnh giang mai là hai căn bệnh rất dễ nhầm lẫn, hiểu rõ về bệnh giúp kịp thời chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lậu hoặc bệnh giang mai bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để đảm bảo được chẩn đoán và điều trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả.

Xem thêm: Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện bệnh lậu không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.