Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rối loạn nhân cách là gì? Các triệu chứng của bệnh và ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Người bị rối loạn nhân cách có suy nghĩ, cảm nhận, hành vi cư xử hoặc các mối quan hệ với người khác rất khác với người bình thường. Người mắc rối loạn nhân cách thường không nhận ra suy nghĩ và hành vi cư xử của họ có vấn đề. Rối loạn nhân cách thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Rối loạn nhân cách là bệnh gì?

Nhân cách của con người bao gồm tư duy, hành vi và những phản ứng tự nhiên và thường xuyên với người khác cũng như các tình huống trong cuộc sống. Người bị rối loạn nhân cách có suy nghĩ, cảm nhận, hành vi cư xử hoặc thể hiện các mối quan hệ rất khác với người bình thường. Bệnh lý này bao gồm 10 loại rối loạn sức khỏe tâm thần. Người mắc rối loạn nhân cách thường không nhận ra suy nghĩ và hành vi cư xử của họ có vấn đề. Rối loạn nhân cách thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành.

Rối loạn nhân cách được Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM - 5) chia thành 3 nhóm chính. Mỗi nhóm có các triệu chứng chung khác nhau.

Cluster A (nhóm A): Liên quan đến suy nghĩ hoặc hành vi bất thường và lập dị. Bao gồm các:

  • Rối loạn nhân cách hoang tưởng;
  • Rối loạn nhân cách phân liệt;
  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt.

Cluster B (Nhóm B): Liên quan đến các hành vi kịch tính và thất thường. Những người có các loại tình trạng này thể hiện cảm xúc mãnh liệt, không ổn định và hành vi bốc đồng. Bao gồm:

Cluster C (Nhóm C): Liên quan đến lo âu và sợ hãi. Bao gồm:

Một người có thể có các triệu chứng hỗn hợp của nhiều loại rối loạn nhân cách.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách

Mỗi loại trong số 10 loại rối loạn nhân cách có các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể riêng. Tuy nhiên, nói chung, rối loạn nhân cách liên quan đến các vấn đề:

  • Nhận thức về bản thân: Những người bị rối loạn nhân cách thường thiếu hình ảnh rõ ràng hoặc ổn định về bản thân và cách họ nhìn nhận bản thân thường thay đổi tùy thuộc vào tình huống hoặc những người họ ở cùng. Lòng tự trọng của họ có thể cao hoặc thấp một cách phi thực tế.
  • Mối quan hệ: Những người bị rối loạn nhân cách gặp khó khăn để có các mối quan hệ gần gũi, ổn định với những người khác do niềm tin và hành vi có vấn đề của họ. Họ có thể thiếu sự đồng cảm hoặc tôn trọng người khác, sống tách biệt về tình cảm hoặc quá cần sự quan tâm và chăm sóc.
  • Một dấu hiệu phân biệt khác của chứng rối loạn nhân cách là hầu hết những người mắc chứng rối loạn nhân cách thường không tự nhận thức được suy nghĩ và hành vi của họ có vấn đề như thế nào.

Tác động của rối loạn nhân cách đối với sức khỏe

Vì những người bị rối loạn nhân cách thường không nhận thức được bản thân mình mắc bệnh nên không tìm kiếm sự chăm sóc y tế thích hợp, vì vậy tiên lượng nhìn chung thường kém.

Rối loạn nhân cách không được điều trị có thể dẫn đến:

  • Khó khăn trong thành lập các mối quan hệ xã hội;
  • Khó khăn trong công việc;
  • Suy giảm chức năng xã hội.

Ngoài ra, rối loạn nhân cách có liên quan đến tỷ lệ tăng cao của:

  • Thất nghiệp;
  • Ly hôn;
  • Bạo hành gia đình;
  • Sử dụng chất kích thích;
  • Vô gia cư;
  • Phạm tội (đặc biệt là loại rối loạn nhân cách chống đối xã hội).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân các

Rối loạn nhân cách gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố di truyền, chẳng hạn như tiền sử gia đình có những ảnh hưởng đến người bệnh trong quá trình nuôi dạy từ nhỏ. 

Những người có một cuộc sống gia đình bất ổn trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên có thể phát triển các rối loạn nhân cách trong cuộc sống sau này. Cần có thông tin về tiền căn bản thân và tiền căn gia đình của một người để xác định tương đối nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải rối loạn nhân cách?

Bất kỳ ai cũng có thể bị rối loạn nhân cách. Tuy nhiên các loại rối loạn nhân cách khác nhau ảnh hưởng đến các đối tượng khác nhau. Hầu hết những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách đều trên 18 tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải rối loạn nhân cách

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn nhân cách, bao gồm:

  • Tiền sử gia đình bị rối loạn nhân cách hoặc bệnh tâm thần khác.
  • Bị gia đình bạo hành, có cuộc sống không ổn định hoặc hỗn loạn trong thời thơ ấu.
  • Được chẩn đoán mắc chứng rối loạn cư xử thời thơ ấu.
  • Có các biến đổi về cấu trúc và chức năng não.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách có thể bị bỏ sót, khó chẩn đoán vì hầu hết những người bị rối loạn nhân cách không nghĩ rằng hành vi hoặc cách suy nghĩ của họ có vấn đề. Do đó, bệnh nhân thường không tìm kiếm sự trợ giúp hoặc chẩn đoán tình trạng của họ. Thay vào đó, những người thân của họ hoặc đồng nghiệp có thể thuyết phục họ đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần vì hành vi của họ gây khó khăn cho những người xung quanh.

Bên cạnh đó, đôi khi họ tìm kiếm sự giúp đỡ do gặp phải những tình trạng lo lắng, trầm cảm hoặc sử dụng chất kích thích hoặc từ các hậu quả do rối loạn nhân cách của họ gây ra chẳng hạn như ly hôn hoặc thất nghiệp, chứ không phải do chính chứng rối loạn đó.

Khi nghi ngờ ai đó bị rối loạn nhân cách, bác sĩ chuyên khoa thường hỏi những câu hỏi toàn diện để làm sáng tỏ các vấn đề như: Thời thơ ấu, quá trình lớn lên, môi trường sinh sống và làm việc, các mối quan hệ xung quanh bệnh nhân, cách kiểm soát các xung động, kinh nghiệm sống,…

Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa còn có thể hỏi, thu thập thêm thông tinh từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của người đó để thu thập thêm thông tin chi tiết về hành vi và tiền căn của họ.

Qua những thông tin thu thập được, bác sĩ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán được cung cấp trong Sổ tay Thống kê và Chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM - 5) để chẩn đoán bệnh.

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách hiệu quả

Các mục tiêu chính của liệu pháp tâm lý để điều trị rối loạn nhân cách bao gồm:

Giảm bớt những đau buồn, chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm.

Giúp người đó hiểu rằng vấn đề của họ là do họ chứ không phải do người khác hoặc tình huống gây ra.

Giảm các hành vi không lành mạnh và không mong muốn về mặt xã hội.

Sửa đổi những đặc điểm nhân cách đang gây khó khăn cho cuộc sống họ.

Có một số loại tâm lý trị liệu khác nhau, và mỗi chứng rối loạn nhân cách lại cần những phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị rối loạn nhân cách thường bao gồm:

Liệu pháp trò chuyện: Liệu pháp này từ việc trò chuyện, trao đổi với nhà trị liệu giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chính họ. Từ đó, nhà trị liệu có thể đưa ra các phương pháp giải quyết vấn đề, giúp người bệnh thay đổi thái độ, hành vi của mình. Việc điều trị có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và các vấn đề khác mà người bệnh có thể gặp phải.

Thuốc: Có thể được kê đơn để điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn nhân cách, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu hoặc các triệu chứng loạn thần.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn nhân cách

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung cân bằng dưỡng chất.
  • Hạn chế rượu bia và không sử dụng các chất kích thích.

Phương pháp phòng ngừa rối loạn nhân cách hiệu quả

Tại thời điểm này, không có cách nào để ngăn ngừa rối loạn nhân cách, nhưng có nhiều vấn đề liên quan đến bệnh có thể được giảm bớt khi điều trị. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp ngay khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện để giúp giảm gián đoạn trong cuộc sống, gia đình và các mối quan hệ xung quanh của bệnh nhân.

Nguồn tham khảo
  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9636-personality-disorders-overview
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/personality-disorders/diagnosis-treatment/drc-20354468
  3. https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/personality-disorder/