Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng tụt huyết áp

Ngày 09/01/2018
Kích thước chữ

Hiện tượng tụt huyết áp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nhưng huyết áp thấp liên tục, hoặc giảm đột ngột có thể dẫn đến các triệu chứng đáng lo ngại. Tụt

Hiện tượng tụt huyết áp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nhưng huyết áp thấp liên tục, hoặc giảm đột ngột có thể dẫn đến các triệu chứng đáng lo ngại.

Tụt huyết áp là hiện tượng rất phổ biến hiện nay, nếu nhẹ thì chỉ cần sơ cứu là được, nếu bệnh ngiêm trọng thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hại đến sức khỏe. Vậy để hiểu rõ hơn về hiện tượng tụt huyết áp, mời các bạn tham khảo bài chia sẻ sau đây.

Hiểu về hiện thượng tụt huyết áp

Giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng tụt huyết áp 1 Hiện tượng tụt huyết áp là khi huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mm Hg

Nếu chỉ số huyết áp ≤ 120/80 mm Hg thì được coi là bình thường, còn chỉ số huyết áp dưới 90/60 mm Hg thì đây là bệnh huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp. Một số người thường có chỉ số huyết áp ở mức thấp nhưng không có triệu chứng, và chưa cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, hạ huyết áp có thể dẫn đến giảm oxy, chất dinh dưỡng cho não, dẫn tới sốc điện, đe dọa mạng sống.

Triệu chứng hạ huyết áp

Giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng tụt huyết áp 2 Bệnh tụt huyết áp có thể kèm theo các triệu chứng nhất định như: đau đầu, buồn nôn….

Hầu hết các bác sĩ không xem hiện tượng tụt huyết áp là vấn đề nghiêm trọng, trừ khi nó có liên quan với một số dấu hiệu và triệu chứng nhất định sau:

  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Mệt mỏi
  • Vấn đề tập trung
  • Tầm nhìn mờ
  • Buồn nôn
  • Da nhợt nhạt
  • Khó thở

Khi nào hiện tượng tụt huyết áp biểu hiện triệu chứng

Giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng tụt huyết áp 3 Hiện tượng tụt huyết áp thường kèm theo các triệu chứng

Một số người có huyết áp thấp tự nhiên, và họ không hề gặp bất cứ dấu hiệu tụt huyết áp nào. Tuy nhiên, đối với những người gặp các trường hợp tụt huyết áp thứ cấp được liệt kê sau đây thường biểu hiện triệu chứng:

  • Nghỉ ngơi trên giường trong một thời gian dài, và sau đó đứng dậy
  • 24 tuần đầu của thai kỳ
  • Mất nhiều máu
  • Bị ngã
  • Đang dùng một loại thuốc nhất định, chẳng hạn như thuốc giảm huyết áp, một số thuốc trị tim, thuốc bệnh Parkinson, thuốc chống trầm cảm, hoặc thuốc để điều trị rối loạn cương dương
  • Có vấn đề về tim, chẳng hạn nhịp tim rất chậm, các vấn đề về van tim, đau tim, hoặc suy tim
  • Có vấn đề về nội tiết, chẳng hạn như chứng suy giáp, bệnh cận giáp, bệnh Addison (rối loạn tuyến thượng thận),
  • Lượng đường trong máu thấp hoặc tiểu đường
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng xâm nhập vào trong máu
  • Bị phản ứng dị ứng
  • Rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến huyết áp
  • Thiếu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin B12 thấp và mức axit folic

Trong trường hợp nào hiện tượng tụt huyết áp cần đến các biện pháp y tế

Như đã đề cập ở phía trên, hiện tượng tụt huyết áp không có triệu chứng thì không đáng lo ngại, không cần đi khám bác sỹ. Bình thường huyết áp luôn tăng giảm theo thời gian, và cơ thể chủ động làm cho huyết áp trở lại bình thường.

Tuy nhiên, khi huyết áp giảm đột ngột, kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn… thì nên đến gặp bác sỹ để chữa trị gấp. Họ có thể đánh giá bệnh tình, đồng thời loại trừ các vấn đề cơ bản, chẳng hạn như chảy máu nội bộ, nhiễm trùng nghiêm trọng, hoặc phản ứng dị ứng. Sau khi có sự đánh giá của bác sỹ, họ có thể cho bạn các lời khuyên như:

  • Tránh uống rượu
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống 
  • Điều chỉnh thuốc (có thể giảm liều)
  • Dùng thuốc tăng huyết áp, như fludrocortisone (Florinef) và midodrine (ProAmatine)
  • Đeo vớ nén

Những người bị sốc liên quan đến hạ huyết áp sẽ cần điều trị khẩn cấp để phục hồi lưu lượng máu đến các cơ quan của cơ thể, và tăng huyết áp trở lại bình thường.

Điều quan trọng là xác định xem hiện tượng tụt huyết áp của bạn là nguyên căn hay thứ phát. Hạ huyết áp nguyên căn có nghĩa là phản xạ của cơ thể không hoạt động đúng mức. Hạ huyết áp thứ phát là kết quả của những vấn đề về như mất nước hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Nhiều người bị tụt huyết áp do nguyên nhân thứ phát, và dễ dàng xác định được. Bên cạnh đó, nguyên nhân tụt huyết áp còn do các vấn đề về bệnh mạn tính, những trường hợp này cần đi khám bác sỹ để có hướng điều trị hợp lý nhất.

Hường

Nguồn: Everydayhealth

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.