Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tụt huyết áp khi ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa

Ngày 25/11/2024
Kích thước chữ

Tụt huyết áp là hiện tượng khi chỉ số huyết áp giảm thấp hơn mức bình thường (< 90/60 mmHg). Đặc biệt, tình trạng tụt huyết áp khi ngủ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vậy hiện tượng này xảy ra do đâu và làm thế nào để phòng ngừa?

Tụt huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp ở dưới mức cho phép và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, tụt huyết áp khi ngủ là một tình trạng nguy hiểm và có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực. Vậy nguyên nhân và triệu chứng tụt huyết áp khi ngủ là gì? Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tụt huyết áp khi ngủ là gì?

Tụt huyết áp khi ngủ là tình trạng huyết áp giảm sâu trong lúc cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi. Ở người bình thường, huyết áp thường sẽ giảm nhẹ vào ban đêm để cơ thể được thư giãn. Tuy nhiên, nếu huyết áp giảm quá mức, điều này có thể dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như chóng mặt, buồn nôn, thậm chí ngừng tuần hoàn.

Các loại tụt huyết áp phổ biến xảy ra khi ngủ có thể kể đến như:

  • Tụt huyết áp tư thế: Xảy ra khi chuyển đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng vào ban đêm.
  • Tụt huyết áp ban đêm: Huyết áp giảm liên tục trong suốt thời gian ngủ.
  • Tụt huyết áp thứ phát: Do các bệnh lý nền hoặc các tác dụng phụ của thuốc.
Tụt huyết áp khi ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa 1
Tụt huyết áp khi ngủ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân nào gây tụt huyết áp khi ngủ?

Tụt huyết áp khi ngủ là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm và có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt huyết áp trong lúc ngủ. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn uống thiếu chất, đặc biệt là thiếu muối hoặc nước, có thể làm giảm thể tích máu, dẫn đến tụt huyết áp. Bên cạnh đó, sử dụng chất kích thích như rượu, bia trước khi ngủ cũng là yếu tố làm giảm huyết áp đột ngột.
  • Bệnh lý nền: Các bệnh lý tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim khiến tuần hoàn máu suy giảm, bệnh đái tháo đường làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh điều khiển huyết áp, bệnh suy tuyến giáp hoặc bệnh Addison gây rối loạn hormone, ảnh hưởng đến huyết áp. Đây đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp khi ngủ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp, trầm cảm hoặc thuốc lợi tiểu có thể làm huyết áp giảm quá mức, đặc biệt vào ban đêm.
  • Mất nước: Cơ thể không được cung cấp đầy đủ nước, đặc biệt vào mùa nóng, khiến lượng máu tuần hoàn giảm, dẫn đến tụt huyết áp.
  • Stress hoặc căng thẳng kéo dài: Áp lực tinh thần hoặc mất ngủ kéo dài có thể làm rối loạn hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng huyết áp không ổn định.
Tụt huyết áp khi ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa 2
Chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể là nguyên nhân gây tụt huyết áp khi ngủ

Triệu chứng của tụt huyết áp khi ngủ là gì?

Tình trạng tụt huyết áp khi ngủ thường khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu bạn có thể phát hiện tình trạng này thông qua các biểu hiện dưới đây:

  • Chóng mặt hoặc choáng váng khi thức dậy đột ngột vào ban đêm hoặc sáng sớm.
  • Đổ mồ hôi lạnh, cảm giác mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
  • Nhịp tim bất thường, có thể đập nhanh hoặc chậm hơn so với bình thường.
  • Đau đầu, buồn nôn hoặc thậm chí mất ý thức trong trường hợp nặng.
  • Chân tay lạnh, da tái xanh hoặc môi nhợt nhạt do máu lưu thông kém.

Tụt huyết áp khi ngủ gây hậu quả gì?

Nếu không được xử lý kịp thời, hiện tượng tụt huyết áp khi ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ như:

  • Tổn thương não: Huyết áp quá thấp có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho não, dẫn đến tình trạng thiếu oxy, gây tổn thương não bộ hoặc đột quỵ.
  • Nguy cơ ngừng tim: Trong trường hợp nghiêm trọng, tụt huyết áp có thể làm gián đoạn hoạt động của tim, dẫn đến ngừng tim đột ngột và tử vong.
  • Rối loạn chức năng các cơ quan: Thiếu máu cung cấp cho các cơ quan như gan, thận, hoặc phổi sẽ làm suy giảm chức năng của các bộ phận này.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: Tụt huyết áp liên tục khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
Tụt huyết áp khi ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa 3
Huyết áp quá thấp có thể gây tổn thương não bộ

Biện pháp phòng ngừa tụt huyết áp khi ngủ

Tình trạng tụt huyết áp khi ngủ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Do đó, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây để phòng ngừa nguy cơ tụt huyết áp khi ngủ, cụ thể là:

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đủ nước và các khoáng chất cần thiết, đặc biệt là natri (muối) và kali. Tăng cường thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, rau xanh đậm để cải thiện tuần hoàn máu. Đồng thời, hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê vào buổi tối.
  • Rèn luyện thói quen sinh hoạt lành mạnh: Bạn nên đi ngủ đúng giờ, đảm bảo ngủ đủ giấc (6 - 8 giờ/ngày). Tập thể dục đều đặn, đồng thời tránh vận động mạnh trước khi ngủ. Hạn chế căng thẳng bằng cách thực hành các bài tập thư giãn như yoga hoặc thiền…
  • Thay đổi tư thế cẩn thận: Khi thức dậy vào ban đêm, nên chuyển từ nằm sang ngồi chậm rãi để cơ thể thích nghi dần với sự thay đổi huyết áp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thăm khám sức khỏe định kỳ và theo dõi huyết áp thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thuốc điều trị có nguy cơ gây tụt huyết áp.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Sử dụng gối kê cao đầu khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn và có thể lắp đặt máy đo huyết áp tự động tại nhà để theo dõi chỉ số huyết áp vào ban đêm.
Tụt huyết áp khi ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa 4
Hạn chế sử dụng bia rượu giúp phòng ngừa tình trạng tụt huyết áp khi ngủ

Cách xử lý khi gặp tụt huyết áp khi ngủ

Nếu bạn hoặc người thân gặp phải tình trạng tụt huyết áp khi ngủ, hãy nhanh chóng xử theo các bước như sau:

Bước 1: Sơ cứu tại chỗ

Đặt người bệnh nằm thẳng trên giường, kê cao chân để máu nhanh chóng trở lại não. Nếu người bệnh tỉnh táo, hãy cho uống một ly nước ấm hoặc nước đường để tăng đường huyết.

Bước 2: Gọi cấp cứu nếu cần thiết

Trong trường hợp người bệnh bất tỉnh hoặc có dấu hiệu ngừng thở, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, thực hiện ép tim ngoài lồng ngực đúng cách cho đến khi nhân viên y tế đến xử lý tiếp theo.

Bước 3: Điều chỉnh thói quen lâu dài

Sau khi hồi phục, người bệnh cần được theo dõi sát sao và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh tình trạng tái phát.

Tụt huyết áp khi ngủ không phải là vấn đề có thể xem nhẹ, đặc biệt với những người có nguy cơ cao như người cao tuổi hoặc bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chìa khóa giúp bạn bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Hãy duy trì lối sống lành mạnh, theo dõi huyết áp định kỳ và tìm đến bác sĩ khi cần để có một giấc ngủ an lành và khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin