Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Nước dừa là thức uống giàu dinh dưỡng, thường được sử dụng để bù nước và điện giải. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết tụt huyết áp uống nước dừa được không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ tác động của nước dừa đối với huyết áp và đưa ra khuyến nghị phù hợp.
Tụt huyết áp là tình trạng huyết áp giảm xuống mức thấp hơn bình thường, thường dưới 90/60 mmHg. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp, bao gồm cả việc lựa chọn đồ uống phù hợp. Nước dừa được biết đến với tác dụng bù nước và cung cấp khoáng chất, nhưng liệu có thích hợp cho người bị tụt huyết áp? Bài viết này của Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc tụt huyết áp uống nước dừa được không.
Người bị tụt huyết áp uống nước dừa được không? Người bị tụt huyết áp vẫn có thể uống nước dừa, nhưng cần thận trọng về lượng và thời điểm sử dụng. Hàm lượng kali cao trong nước dừa có thể khiến huyết áp giảm sâu hơn, có thể gây ra triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Huyết áp giảm quá mức làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan, bao gồm cả hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Khi đó, cơ thể mất khả năng duy trì nhiệt độ ổn định, dẫn đến cảm giác lạnh, tay chân lạnh, da tái nhợt. Nếu tụt huyết áp do sốc, mất máu hoặc mất nước nghiêm trọng, thân nhiệt có thể giảm đáng kể. Theo y học cổ truyền, nước dừa có tính mát, tuy nhiên không gây hạ thân nhiệt đáng kể ở người khỏe mạnh và không ảnh hưởng rõ đến huyết áp trong điều kiện bình thường. Trong các trường hợp tụt huyết áp cấp tính, nước dừa không phải là lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, người mắc bệnh lý tim mạch như suy tim hoặc suy thận không nên uống nhiều nước dừa. Hàm lượng kali cao có thể làm rối loạn cân bằng điện giải, ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
Tuy nhiên, người bị tụt huyết áp nhẹ và chỉ số huyết áp vẫn ở ngưỡng an toàn có thể uống lượng nhỏ nước dừa, tránh uống nhiều trong thời gian ngắn. Ngoài ra, bạn nên kết hợp nước dừa với thực phẩm giàu muối hoặc protein có thể giúp huyết áp ổn định hơn.
Nước dừa là một loại thức uống tự nhiên giàu khoáng chất và nước, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong 100ml nước dừa có khoảng 404mg kali, 25mg natri, 24mg magie, 17mg canxi và 250mg đường tự nhiên. Ngoài ra, nước dừa cũng chứa một số axit amin và chất chống oxy hóa quan trọng khác. Nhờ hàm lượng khoáng chất dồi dào mà nước dừa luôn được coi là một nguồn bổ sung điện giải hiệu quả.
Kali trong nước dừa có tác dụng giãn mạch, giúp lưu thông máu dễ dàng hơn, từ đó có thể làm giảm huyết áp nhẹ. Nước dừa giúp duy trì lưu thông máu ổn định, giảm căng thẳng lên tim và mạch máu, có lợi cho người bị cao huyết áp. Nước dừa có tác dụng lợi tiểu, Uống nước dừa giúp cơ thể đào thải natri qua nước tiểu, giúp giảm huyết áp nhẹ ở người cao huyết áp.
Tụt huyết áp uống nước dừa được không đến đây bạn đã biết. Vậy đâu là loại nước uống phù hợp với người đang bị tụt huyết áp?
Huyết áp thấp nên uống gì? Khi bị tụt huyết áp, cơ thể có thể bị mất nước và thiếu hụt điện giải, làm huyết áp giảm thêm. Nước muối loãng hoặc Oresol giúp bổ sung natri và kali, giúp giữ nước trong cơ thể, duy trì áp lực máu ổn định. Đặc biệt, nếu tụt huyết áp do mất nước, tiêu chảy hoặc sốc nhiệt, uống Oresol là cách nhanh nhất để cân bằng điện giải và khắc phục tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
Gừng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp co mạch nhẹ, từ đó tăng huyết áp tạm thời. Uống một tách trà gừng ấm khi bị tụt huyết áp có thể giảm nhanh cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Thức uống này đặc biệt hữu ích khi huyết áp tụt do thời tiết lạnh hoặc cơ thể suy nhược.
Caffeine trong cà phê và trà xanh giúp kích thích hệ thần kinh trung ương, làm co mạch máu và tăng huyết áp tạm thời. Nếu cảm thấy hoa mắt, uể oải do huyết áp thấp, một tách cà phê hoặc trà xanh có thể giúp cải thiện tạm thời. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng. Uống quá nhiều thức uống này có thể làm tim đập nhanh hoặc mất nước nhẹ.
Tụt huyết áp uống nước dừa được không? Người bị tụt huyết áp nên thận trọng khi uống nước dừa và chỉ nên uống lượng vừa phải, đặc biệt khi đang có triệu chứng tụt huyết áp rõ rệt. Trong trường hợp huyết áp tụt nhiều hoặc có bệnh lý tim mạch kèm theo, nên tránh sử dụng nước dừa trong thời điểm cấp tính.
Thay vào đó bạn nên uống nước ép lựu hoặc cà rốt. Lựu là loại quả giàu chất chống oxy hóa, giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ tăng huyết áp nhẹ ở những người bị tụt huyết áp. Nước ép cà rốt chứa kali và folate, giúp ổn định huyết áp. Thức uống này đặc biệt có lợi cho người có hệ tim mạch yếu.
Mất nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tụt huyết áp. Khi cơ thể không đủ nước, thể tích máu giảm, khiến huyết áp giảm theo. Uống nước ấm đều đặn trong ngày giúp duy trì tuần hoàn máu, tránh huyết áp thấp đột ngột.
Khi gặp tình trạng tụt huyết áp, bạn cần có biện pháp ổn định huyết áp kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng khi bị tụt huyết áp, bạn hãy nằm xuống ngay. Khi nâng chân cao hơn tim, lưu lượng máu lên não sẽ tăng, giúp giảm triệu chứng tụt huyết áp nhanh chóng. Nếu không thể nằm, bạn có thể ngồi xuống và cúi đầu giữa hai đầu gối để phòng ngừa ngất xỉu.
Tụt huyết áp có thể do đói hoặc hạ đường huyết. Vì vậy, ăn nhẹ sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Bạn có thể ăn một miếng bánh mì, sô cô la đen, chuối hoặc vài lát gừng để kích thích tuần hoàn máu. Một bữa ăn cân bằng chứa đủ muối, protein và chất béo lành mạnh cũng giúp ổn định huyết áp lâu dài và ngăn ngừa tình trạng tái diễn.
Khi huyết áp thấp, đứng dậy đột ngột có thể khiến máu chưa kịp lưu thông lên não, gây choáng váng hoặc ngất xỉu. Tốt nhất bạn hãy hít thở sâu vài lần, sau đó di chuyển chậm rãi để cơ thể thích nghi dần. Việc này giúp hệ tuần hoàn ổn định hơn, giảm nguy cơ tụt huyết áp khi thay đổi tư thế.
Nước dừa có thể hỗ trợ bù nước và điện giải nhưng không phải là lựa chọn tối ưu cho người bị tụt huyết áp. Tụt huyết áp uống nước dừa được không đến đây có lẽ bạn đã biết. Hãy lựa chọn thức uống phù hợp và áp dụng các biện pháp chữa bệnh tụt huyết áp hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.