Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Glôcôm là tên gọi của một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm về mắt. Hãy theo dõi bài viết này để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách thức chữa trị của Glôcôm nhé!
Glôcôm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở nước ta và thế giới. Glôcôm hay còn có tên gọi khác là bệnh thiên đầu thống, đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới thị lực và có khả năng dẫn đến mù lòa. Vậy nguyên nhân gây nên căn bệnh này là gì và phương pháp để chữa trị như thế nào? Ở bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về Glôcôm.
Thực chất, Glôcôm là một nhóm các bệnh lý gây nên hiện tượng tăng áp lực hay còn gọi là tăng nhãn áp lên mắt. Căn bệnh này nếu không chữa trị và phát hiện kịp thời sẽ càng làm cho thần kinh thị giác tổn thương nghiêm trọng, cuối cùng có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Theo số liệu Bệnh viện Mắt Trung ương thống kê được đến ngày 10/03/2020 cả nước có 380.800 người mù hai mắt, trong đó người mù do glôcôm chiếm tới 65% và con số lên tới 248.000 người mắc. Để giảm thiểu được nguy cơ mù lòa do mắc Glôcôm, mỗi người nên trang bị cho mình những kiến thức có liên quan đến căn bệnh này.
Đối tượng dễ mắc Glôcôm là trẻ em, những người trên 40 tuổi, người có bệnh tiểu đường, cao huyết áp, người bị viễn thị hoặc giác mạc đen, đỏ, người có tiền sử gia đình mắc Glôcôm, những người đã từng sử dụng nhóm thuốc steroid trong một thời gian dài, đã từng chấn thương hoặc phẫu thuật mắt,...
Glôcôm được chia thành nhiều thể loại với các nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Hai thể bệnh chính của Glôcôm là Glôcôm góc đóng và Glôcôm góc mở. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp được những triệu chứng chung của Glôcôm để các bạn dễ dàng nhận biết và theo dõi, cụ thể:
Tình trạng mờ mắt: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh Glôcôm. Khi nhãn áp tăng lên sẽ làm cho mắt bị mờ như có sương mù trong một thời điểm nhất định, sau đó sẽ nhìn rõ trở lại.
Mắt bị nặng và nhức mắt: Trong thời gian đầu hầu như sẽ không xuất hiện triệu chứng này, tuy nhiên qua một thời gian dài bệnh tiến triển âm thầm và sẽ biểu hiện bằng những cơn nhức mắt hoặc hiện tượng mắt bị nặng đột ngột và chỉ trong một thời gian ngắn sau đó lại trở lại bình thường. Tuy nhiên đây là dấu hiệu khá khó nhận biết vì chúng ta thường phớt lờ những hiện tượng nhất thời như trên.
Nhức đầu: Đây là biểu hiện của rất nhiều căn bệnh khác nhau, tuy nhiên nếu tình trạng đau đầu diễn ra kèm theo hai dấu hiệu ở trên thì các bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nhé.
Nhìn thấy ánh hào quang: Khi nhìn vào đèn, bệnh nhân mắc Glôcôm sẽ thường nhìn thấy những quầng sáng màu xanh, đỏ và tình trạng này có thể kéo dài cả buổi gây ảnh hưởng tới thị lực của người bệnh.
Ngoài ra, bệnh Glôcôm còn có những biểu hiện khác như: Khó khăn khi nhìn theo các vật di động, không thích nghi được với ánh sáng, khi nhìn bị khuyết góc, mắt sưng đỏ, hốc mắt đau nhức, buồn nôn,...
Trong thời gian đầu các dấu hiệu rất ít xuất hiện, vì vậy gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc chẩn đoán cũng như xử lý kịp thời. Về giai đoạn sau, khi bệnh đã có những biểu hiện rõ rệt thì lúc này đã trở nặng gây nguy hiểm lớn đến thị lực và quá trình điều trị cũng trở nên phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.
Những năm trước đây, khi y học chưa phát triển hiện đại như bây giờ, các bác sĩ sẽ khuyên những bệnh nhân có triệu chứng Glôcôm nhẹ ở giai đoạn đầu dùng thuốc làm hạ nhãn áp, tuy nhiên phương pháp này không mang lại hiệu quả cao và đang dần được loại bỏ.
Phương pháp chữa trị Glôcôm tối ưu nhất hiện nay đó là phẫu thuật hay còn gọi là mổ Glôcôm. Có ba phương pháp phẫu thuật Glôcôm thường được các bác sĩ chỉ định là cắt bè củng giác mạc, cấy ghép ống thoát thủy dịch và mổ glocom bằng laser.
Mỗi thể bệnh cũng như tình trạng khác nhau sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Để phòng ngừa căn bệnh Glôcôm một cách kịp thời, nhất là với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, các bạn cần lưu ý những điều sau:
Bệnh Glôcôm là một căn bệnh khá nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ gây mất thị lực vĩnh viễn, vì vậy các bạn không nên chủ quan mà hãy theo dõi sức khỏe bản thân và gia đình thường xuyên. Hi vọng những thông tin của bài viết sẽ mang lại cho các bạn nhiều kiến thức mới và bổ ích.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.