Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Mắt/
  4. Glôcôm góc đóng nguyên phát

Glôcôm góc đóng nguyên phát: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Glôcôm góc đóng nguyên phát, hay còn gọi là bệnh cườm nước góc đóng, tăng nhãn áp góc đóng, thiên đầu thống,… là một bệnh lý nguy hiểm, gây tổn thương thần kinh thị giác không hồi phục. Bệnh thường tiến triển âm thầm và có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung glôcôm góc đóng nguyên phát

Glôcôm góc đóng nguyên phát là gì?

Khác với glôcôm góc mở nguyên phát, glôcôm góc đóng nguyên phát là một tình trạng rối loạn về giải phẫu do chân mống mắt bị đẩy hoặc bị kéo ra phía trước che lấp vùng bè và gây nghẽn góc tiền phòng. Những tổn thương thần kinh thị giác do glôcôm gây ra là không có khả năng hồi phục. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho người bệnh là rất quan trọng.

Triệu chứng glôcôm góc đóng nguyên phát

Những dấu hiệu và triệu chứng của Glôcôm góc đóng nguyên phát

Glôcôm góc đóng nguyên phát có nghẽn đồng tử

Glôcôm góc đóng cấp tính

Glôcôm góc đóng cấp tính xảy ra khi nhãn áp tăng cao một cách nhanh chóng. Bệnh khởi phát đột ngột, diễn biến rầm rộ, thời điểm khởi phát thường vào buổi chiều tối hoặc sau cơn xúc động mạnh. Người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau tùy theo mỗi thể bệnh

  • Đau nhức mắt đột ngột; nhức xung quanh hố mắt, đôi khi nhức lan lên nửa đầu cùng bên.
  • Mắt đỏ.
  • Nhãn cầu căng cứng.
  • Thị lực giảm nhiều, cảm giác nhìn mở như nhìn qua màn sương, nhìn thấy những quầng màu như hào quang, sợ ánh sáng.
  • Dấu hiệu toàn thân: Buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, sốt,…

Glôcôm góc đóng bán cấp

Biểu hiện của glôcôm góc đóng bán cấp bao gồm: Giảm thị lực, nhìn thấy quầng sáng như hào quang, đau nhức nhẹ trong mắt và đầu. Các triệu chứng này thường tự qua đi và nhãn áp thường giữ ở mức bình thường giữa các cơn ngay cả khi không điều trị.

Glôcôm góc đóng mạn tính

Glôcôm góc đóng mạn tính thường ít gặp, xảy ra sau glôcôm góc đóng cấp hoặc khi góc tiền phòng đóng dần và nhãn áp tăng dần.

Biểu hiện lâm sàng của glôcôm góc đóng mạn tính thường không có triệu chứng điển hình, nhãn áp tăng vừa phải, lõm gai phát triển dần và tổn hại thị trường đặc biệt của glôcôm.

Glôcôm góc đóng nguyên phát không có nghẽn đồng tử

Các biểu hiện lâm sàng của glôcôm góc đóng nguyên phát không có nghẽn đồng tử thường ít hoặc hầu như không có triệu chứng đau nhức. Bệnh thường được phát hiện khi ở đã giai đoạn muộn, có tổn thương nặng đĩa thị và tổn hại thị trường đặc hiệu của glôcôm.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát

Giống như glôcôm góc mở, bệnh glôcôm góc đóng nếu không được điều trị sớm và kiểm soát tốt nhãn áp thì bệnh sẽ dẫn đến mù lòa vình viễn cho người bệnh.

Các biến chứng nặng thường gặp sau khi phẫu thuật glôcôm:

  • Tăng nhãn áp tái phát: Người bệnh được điều trị với thuốc tra mắt hạ nhãn áp và theo dõi bệnh định kỳ. Có thể xem xét mổ cắt bè lần 2 nếu nhãn áp không điều chỉnh.
  • Sẹo bọng thấm quá mỏng hoặc rò, vỡ bọng thấm: Tùy tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân, các biện pháp điều trị có thể được áp dụng bao gồm điều trị nội khoa bằng thuốc ức chế tiết thủy dịch, tiêm máu tự thân người bệnh để kích thích tăng sinh xơ vùng sẹo bọng, mang kính tiếp xúc mềm,… hoặc phẫu thuật sửa sẹo bọng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đây là bệnh nguy hiểm, rất khó phát hiện thông qua các triệu chứng thông thường hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh về mắt khác. Do đó, bạn nên đi khám mắt định kỳ để theo dõi sức khỏe của mắt. Hoặc khi thấy xuất hiện các triệu chứng nêu trên, bất thường về thị lực hoặc có nghi ngờ về glôcôm, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, kiểm tra và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và mau chóng hồi phục.

Nguyên nhân glôcôm góc đóng nguyên phát

Nguyên nhân dẫn đến glôcôm góc đóng nguyên phát

Nguyên nhân gây ra bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát gồm hai nguyên nhân chính sau:

  • Nghẽn đồng tử: Trên địa trạng mắt có cấu trúc giải phẫu đặc biệt, khi đồng tử ở trạng thái giãn nửa vời, diện tích tiếp xúc giữa mống mắt và mặt trước của thể thuỷ tinh tăng lên, gây cản trở lưu thông thuỷ dịch từ hậu phòng ra tiền phòng. Do đó, thuỷ dịch bị ứ lại trong hậu phòng, làm gia tăng áp lực trong hậu phòng, đẩy chân mống mắt nhô ra trước, áp vào vùng bè gây đóng góc và tăng nhãn áp.
  • Nghẽn góc tiền phòng: Ban đầu, mống mắt chỉ áp vào vùng bè nhưng chưa có dính góc thực thể (làm nghiệm pháp ấn góc, vùng mống mắt áp dính sẽ được tách ra). Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, quá trình đóng góc kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng dính góc thực sự. Ở giai đoạn này, góc tiền phòng cũng không có khả năng mở ra được dù được điều trị bằng thuốc co đồng tử hoặc bằng laser.
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)