Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Góc giải đáp: Ăn phải kiến ba khoang có sao không?

Ngày 10/10/2023
Kích thước chữ

Tuy chỉ là loại côn trùng có kích thước nhỏ, tưởng chừng không đáng lo ngại nhưng kiến ba khoang lại là mối nguy hiểm cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em khi có nọc độc mạnh hơn 10 – 15 lần so với độc rắn hổ mang. Kiến ba khoang cắn rất nguy hiểm nhưng ăn phải kiến ba khoang có sao không? có gây độc không?

Ăn phải kiến ba khoang có sao không là nỗi lo lắng của rất nhiều người bởi theo phân tích, nọc độc của kiến ba khoang rất độc và có thể lấy đi tính mạng của người trưởng thành nếu tiếp xúc một lượng vừa đủ. Để giải đáp thắc mắc trên về kiến ba khoang, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Đặc điểm nhận dạng của kiến ba khoang

Trước khi tìm hiểu việc ăn phải kiến ba khoang có nguy hiểm không, bạn cũng cần biết cách nhận dạng kiến ba khoang như thế nào và nơi tập trung nhiều kiến ba khoang để phòng tránh. Dựa trên đặc điểm bên ngoài, kiến ba khoang khá dễ nhận dạng nên bạn có thể nhận ra ngay từ lần đầu nhìn thấy.

Kiến ba khoang là loài côn trùng kích thước nhỏ, có các màu trên khoang gồm màu đen và màu cam xen kẽ. Thân hình kiến ba khoang thuôn dài và có 3 đôi chân, 2 cánh, bụng nhọn và đuôi nhỏ. Kích thước của kiến ba khoang to hơn so với kiến thông thường nhưng vẫn dễ lẫn vào thức ăn và khiến bạn ăn phải kiến ba khoang.

Góc giải đáp: Ăn phải kiến ba khoang có sao không? 1
Kiến ba khoang nổi bật với các sọc màu xen kẽ trên thân

Vì có 3 đôi chân mạnh mẽ nên kiến ba khoang chạy khá nhanh, thân hình cứng cáp và còn có thể bay nên phạm vi di chuyển của kiến ba khoang khá lớn, bay nhanh. Một số địa phương còn gọi kiến ba khoang với các tên gọi khác như kiến khoang, kiến gạo, kiến kim, kiến cong,…

Nơi phân bố nhiều kiến ba khoang trước đây là ở nơi đồng ruộng và xung quanh các gốc mạ, bãi cỏ lớn hoặc những nơi như thùng rác, công trình,… nhưng đến nay, kiến ba khoang đã xuất hiện rất nhiều ở những khu độ thị, trú ngụ ngay trong nhà, tại những góc kín và ít được để ý. Cũng vì thay đổi địa điểm tập trung mà kiến ba khoang ngày một phổ biến, số ca bị kiến ba khoang cắn, ăn phải kiến ba khoang cũng ngày một tăng.

Kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa ẩm và bị “thu hút” bởi ánh sáng, ánh đèn. Vào những ngày trời mưa, trong nhà mở đèn sẽ rất dễ thu hút nhiều kiến ba khoang bay vào nhà, gây nguy hiểm cho trẻ em và cả người lớn tuổi. Để phòng tránh ăn phải kiến ba khoang hoặc bị kiến ba khoang cắn bạn nên thường xuyên vệ sinh nhà ở, đặc biệt là những góc khuất, tán cây,…

Ăn phải kiến ba khoang có độc hại không?

Như đã nói ở trên, kiến ba khoang có kích thước khá lớn nhưng bị thu hút bởi ánh đèn nên trong nhà bếp, phòng khách,… đều có thể xuất hiện kiến ba khoang. Kiến ba khoang khi dính vào đồ ăn, người ăn phải kiến ba khoang không khỏi lo lắng bởi nọc độc của kiến ba khoang khá nguy hiểm, được công bố có thể đạt mức độ gấp 10 - 15 lần nếu so sánh với nọc rắn hổ mang.

Vậy ăn phải kiến ba khoang có sao không? Độc tố có trong kiến ba khoang gọi là Pederin, có độc tính rất mạnh và khi thẩm thấu sâu vào máu và cơ thể với một lượng nhỏ cũng đủ để lấy đi tính mạng của 1 người lớn. Chính vì thế, việc ăn phải kiến ba khoang khiến nhiều người lo lắng.

Góc giải đáp: Ăn phải kiến ba khoang có sao không? 2
Kiến bám vào thức ăn khiến bạn ăn phải kiến ba khoang vẫn có thể gây nguy hiểm

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, độc tố của kiến ba khoang chỉ có thể gây nguy hiểm khi tiếp xúc trên da người. Khác với các loại độc tố của bọ cạp, rắn,… tác động trực tiếp khi vào máu người thì độc của kiến ba khoang lại chỉ làm tổn thương trên da. Các bác sĩ cũng khuyên bạn không nên quá lo lắng khi ăn phải kiến ba khoang bởi khi xuống đến dạ dày, các axit tiêu hóa trong dạ dày có khả năng trung hòa độc có trong kiến ba khoang nên không gây ra quá nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe.

Mặc dù vậy bạn cũng không nên quá chủ quan khi ăn phải kiến ba khoang. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường như đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, nôn ói, mệt mỏi,… cần đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ can thiệp kịp thời trước khi gây hậu quả nặng hơn đối với sức khỏe.

Nên làm gì khi kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể?

Ăn phải kiến ba khoang không nguy hiểm nhưng bị kiến ba khoang cắn có thể khiến vùng da bị sưng tấy, nổi mụn ti li, lở loét, nhiễm trùng,… nếu không có phương án xử lý và điều trị kịp thời. Vậy khi kiến ba khoang tiếp xúc gần với cơ thể thì nên làm gì?

Khi thấy có kiến ba khoang bay, đậu trên người hoặc trong quần áo, chăn gối có kiến ba khoang, bạn tuyệt đối không được dùng tay đập kiến ba khoang bởi điều này có thể giải phóng nọc độc trong kiến ba khoang gây viêm da, bỏng rát, nhiễm trùng vết thương nếu kiến ba khoang đã cắn. Ngoài ra, độc của kiến ba khoang dính vào tay, dễ dính đến nhiều vùng da khác, thậm chí là đi vào bên trong cơ thể theo đường ăn uống và gây nguy hiểm.

Góc giải đáp: Ăn phải kiến ba khoang có sao không? 3
Nên chủ động vệ sinh nhà cửa thường xuyên để phòng tránh kiến ba khoang

Chính vì vậy, khi thấy có kiến ba khoang đậu trên người, điều bạn nên làm lúc này là dùng vật khác gạt kiến ra khỏi người.

Nếu trường hợp kiến ba khoang đã đốt, bạn cần rửa sạch vị trí vết thương để tránh độc tố trên bề mặt da thấm sâu hơn, vết thương nặng hơn. Sau khi sơ cứu vết kiến ba khoang cắn, bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhà để được chỉ định thuốc uống, thuốc bôi dựa trên mức độ thực tế của vết thương, không nên tự ý điều trị tại nhà vì nguy cơ nhiễm trùng vết thương rất cao.

Trường hợp vết thương do kiến ba khoang đốt bị viêm nhiễm, chảy dịch, mưng mủ, sưng to, đau nhức,… bạn cũng nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để tránh trường hợp vết thương lan rộng hơn và nguy hiểm nhất là hoại tử, nhiễm trùng huyết,…

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn biết được ăn phải kiến ba khoang có thể nhiễm độc hay không. Mặc dù ăn phải kiến ba khoang không quá nguy hiểm nhưng để tránh kiến ba khoang và các loại côn trùng khác lẫn trong thức ăn, bạn cần đậy xoong nồi, thức ăn cẩn thận, tránh để ngoài không khí gây ôi thiu, nhiễm bẩn. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Kiến ba khoang