Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kiến ba khoang được biết đến là một trong những loài thường xuất hiện khi thời tiết có độ ẩm cao như lúc giao mùa. Loài kiến này có nọc độc nên khi cắn vào da có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Kiến ba khoang là loài có chứa độc tố pederin có khả năng gây ra bỏng da, viêm da. Nếu không được điều trị và vệ sinh đúng cách, vết thương có thể trở nên nghiêm trọng, lan rộng ra các vùng da xung quanh. Vậy để hiểu hơn về việc kiến ba khoang sống ở đâu, chúng có các đặc điểm nhận dạng ra sao và cách phòng tránh loài kiến này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.
Kiến ba khoang là loài kiến có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis. Chúng có đặc điểm cơ thể thon dài, chiều dài khoảng từ 0,8 - 1,2cm và có chiều ngang khoảng 2,5 - 3mm. Loài kiến này có phần bụng được chia thành 3 đốt với phần đuôi nhọn.
Thông thường, kiến ba khoang có màu cam hoặc màu nâu cam, trên vùng bụng có khoang đen kẽ. Đặc biệt, loài kiến này có 3 đôi chân và 2 đôi cánh, 1 đôi cánh mỏng trong suốt khép vào trong và 1 đôi cánh cứng ngắn bên ngoài. Đầu của kiến có 2 chiếc râu dài.
Rất nhiều người thắc mắc về việc kiến ba khoang có biết bay không hoặc kiến ba khoang có bay được không. Thực chất, một trong những đặc điểm dễ nhận biết nhất của loài kiến này là chúng có thể bay được và có thể chạy rất nhanh. Bên cạnh đó, kiến ba khoang còn có khả năng chạy trên cả mặt nước.
Vậy kiến ba khoang có cắn không? Câu trả lời là "Có", chúng có thể cắn vào da người và gây ra tình trạng viêm mủ, phồng rộp, ngứa rát trên da. Không chỉ vậy, khi tức giận, chúng còn thường hay phình phần bụng của lên để đe dọa kẻ thù.
Đặc điểm của kiến ba khoang là thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi thời tiết có độ ẩm cao, thuận lợi cho chúng phát triển. Nơi loài kiến này sinh sống là ở các ruộng lúa, vườn cây, bãi cỏ, bãi rác thải hoặc những công trình đang xây dựng. Đồng thời, loài kiến này còn rất ưa thích ánh sáng đèn ban đêm. Chính vì đó, chúng hay bay vào nhà theo ánh đèn, sau đó đậu vào quần áo, giường chiếu, khăn, chăn màn,…
Kiến ba khoang có độc không? Câu trả lời là trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa loại độc tố pederin với độc tính mạnh, có thể mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ. Tuy nhiên khi đốt lên da người, với lượng độc tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên sẽ không đủ gây chết người.
Vậy kiến ba khoang cắn có sao không? Khi bị loài kiến này cắn, bạn có thể gặp một số tình trạng như sau:
Không chỉ đốt mà khi kiến ba khoang bị dính nước hoặc bị giết chết, chất pederin vẫn có thể sẽ tiết ra và dính vào da người. Do đó, tuyệt đối không giết kiến ngay trên da của mình hoặc trong môi trường nước.
Trong trường hợp bị kiến ba khoang đốt, bạn không cần quá lo lắng. Hãy thực hiện một số bước xử lý như sau:
Trong trường hợp vết thương lở loét, có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng. Người bị kiến đốt xuất hiện tình trạng sốt, nôn mửa, đau đầu, nổi hạch,... thì cần tới ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách nhé.
Bên cạnh đó, cần lưu ý không gãi hoặc chà xát vùng da bị đốt, bởi hành động này có thể khiến vết đốt bị lan rộng hoặc gây ra nhiễm trùng. Đồng thời, không nên dùng những loại thuốc mỡ có chứa corticoid để thoa lên vết đốt trên da, vì có thể làm chậm quá trình lành vết thương, để đảm bảo nhất thì hãy tham khảo trước ý kiến từ chuyên gia.
Kiến ba khoang cắn có nguy hiểm không? Có thể thấy, tuy khi bị kiến ba khoang đốt, chúng ta chỉ gặp các vấn đề ngoài da nhưng trong một số trường hợp cũng rất nguy hiểm tới sức khỏe. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan với loài côn trùng này. Để phòng tránh kiến ba khoang, bạn có tham khảo những cách sau:
Trên đây là những thông tin về đặc điểm của kiến ba khoang, dấu hiệu khi bị kiến đốt và cách phòng ngừa loài kiến này tối ưu cho mọi gia đình. Mong rằng đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích, đừng quên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để đọc thêm các bài viết khác nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.