Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ cánh cụt, bộ cánh cứng, lớp côn trùng và ngành động vật. Vậy làm sao để nhận biết kiến ba khoang? Độc tính kiến ba khoang ra sao? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có được lời lý giải chi tiết nhé.
Dân gian truyền tai độc tính kiến ba khoang vô cùng nguy hiểm vậy sự thật có đúng như lời đồn? Trước khi lý giải câu hỏi này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài nét cơ bản về loài kiến ba khoang nhé.
Kiến ba khoang còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như kiến gạo, kiến kim, kiến nhốt, kiến cong hay cằm cặp… Để có thể nhận biết và phân biệt kiến ba khoang với các loại kiến thông thường, bạn cần nắm rõ các đặc điểm về mặt hình thái của loài kiến này. Cụ thể:
Kiến ba khoang thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ hoặc bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau hoặc trong những công trình đang xây dựng. Loài bọ này thường xuất hiện nhiều vào mùa thu, đặc biệt là dịp thu hoạch lúa.
Nói về độc tính kiến ba khoang, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trong cơ thể kiến ba khoang có chứa một loại độc tố mang tên Pederin. So với rắn hổ mang thì loại độc tố này có độc tính mạnh hơn gấp 12 -15 lần. Tuy vậy, lượng độc tố truyền sang người qua vết đốt rất nhỏ, chính vì thế không đủ gây chết người như nọc độc của rắn.
Khi bị đốt, độc tố của kiến ba khoang sẽ gây tổn thương vùng da tiếp xúc với độc tố. Lúc này da của người bị đốt sẽ nổi bọng nước và ngứa rát. Khi gãi, vết thương sẽ vỡ ra, gây lở loét và sau đó dẫn đến viêm da.
Một điểm đáng lưu ý đó là nếu người bệnh đập kiến trên da thì Pederin sẽ lan rất nhanh khiến cho vùng da bị tổn thương lan rộng. Thêm vào đó, độc tố này khi tiếp xúc với da sẽ cộng sinh, dính vào da từ đó làm cho mức độ tổn thương tăng cao.
Có thể thấy rằng, độc tính kiến ba khoang không gây đe dọa đến tính mạng, chủ yếu gây tổn thương trên da. Triệu chứng rộp da và nổi mụn nước có thể xuất hiện kể từ khi tiếp xúc với độc tố từ 12 - 36 giờ. Nếu không được xử lý sớm, tình trạng viêm nhiễm sẽ tiến triển nặng sang loét. Lúc này, tổn thương sẽ có dạng đường thẳng dài hoặc hình chữ Y… Tùy theo cách bạn giết kiến ba khoang.
Viêm da có thể giống với tổn thương gây ra bởi bệnh Zona, vết phỏng thường xuất hiện sau 1 vài ngày kể từ khi tiếp xúc với độc tố. Nếu được điều trị sớm thì các triệu chứng sẽ biến mất sau 1 tuần, song nếu điều trị muộn thì tổn thương trên da có thể gây sẹo đỏ và vết sẹo này sẽ hết sau vài tháng.
Trong trường hợp độc tố của kiến ba khoang dính vào mắt sẽ khiến người bệnh bị viêm kết mạc, sưng nề phần mềm quanh mắt, thậm chí có một số trường hợp bị mù tạm thời.
Sau khi bị đốt bởi kiến ba khoang, người bệnh sẽ có cảm giác râm ran. Sau 6 - 8 giờ, trên vị trí bị đốt sẽ xuất hiện ban đỏ và rát. Trong 12 - 48 giờ tiếp theo, người bệnh sẽ có những thương tổn điển hình. Sau 3 ngày, tổn thương sẽ đỡ rát bỏng và bắt đầu bong vảy, sau 5 - 7 ngày vảy sẽ bong hết nhưng lại để lại vết thâm lâu mờ.
Dưới đây là một số biểu hiện lâm sàng khi bị kiến ba khoang đốt, bạn đọc có thể tham khảo:
Khi nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người hay đồ đạc, quần áo, thay vì dùng tay để giết hay chà xát kiến ba khoang, hãy thổi chúng ra xa hoặc dùng một tờ giấy cho kiến tự bò lên và lấy kiến ra khỏi người. Sau đó, hãy rửa vùng da tiếp xúc với kiến ba khoang dưới vòi nước sạch và xà phòng.
Nếu lỡ tay chà xát hoặc đập chết loài kiến này trên da, hãy nhanh rửa sạch nơi tiếp xúc nhằm hạn chế độc tố bám trên da. Nếu độc tố này dính vào da tay mà bạn không rửa sạch tay ngay thì sẽ vô tình khiến độc tố dính vào các vị trí khác trên cơ thể từ đó gây viêm da lan tỏa.
Khi đã bị kiến ba khoang đốt, bạn cần nhanh chóng xử lý vết đốt. Việc sơ cứu đúng cách sẽ giúp cho thương tổn trên da dịu đi rất nhiều.
Cách xử trí:
Bộ y tế khuyến cáo, nếu kiến ba khoang xuất hiện, người dân nên chủ động:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về kiến ba khoang, độc tính kiến ba khoang, cách xử trí khi bị kiến đốt và cách phòng tránh loài kiến này. Hy vọng những chia sẻ hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.