Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Góc giải đáp: Sỏi mật có di truyền không?

Ngày 31/08/2022
Kích thước chữ

Sỏi mật là bệnh lý về túi mật xảy ra khi mất cân bằng giữa các thành phần cholesterol, acid mật và phospholipid trong dịch mật. Tuy là bệnh lành tính nhưng nhiều người vẫn không biết liệu sỏi mật có di truyền không, vậy hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Sỏi mật có di truyền không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Sở dĩ vậy vì việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng với người bệnh. Sỏi mật sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như tình trạng bệnh kéo dài và có thể gây nên các tình trạng như tắc nghẽn đường mật, viêm túi mật, ung thư túi mật,... 

Cơ chế hình thành sỏi mật

Sỏi mật bắt đầu hình thành khi mật được lưu trữ trong túi mật bị cứng lại thành các mảng vật chất rắn. Quá trình này hình thành khi có 3 điều kiện:

  • Mật bão hòa với cholesterol: Thông thường, mật trong cơ thể có đủ chất để hòa tan cholesterol bài tiết bởi gan. Nhưng khi dư thừa cholesterol hoặc lượng muối mật có thể hình thành các tinh thể và cuối cùng thành sỏi.
  • Thừa yếu tố tạo mầm hoặc không đủ chất ức chế tạo mầm: Điều này khiến quá trình tạo mầm tinh thể cholesterol hoặc sự chuyển từ thể lỏng sang tinh thể diễn ra nhanh chóng.
  • Sự giảm vận động của túi mật: Là một tình trạng trong đó làm các tinh thể lưu lại trong túi mật đủ lâu để tạo thành sỏi. Chức năng tống xuất mật của túi mật không thường xuyên (nhịn đói hoặc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch kéo dài) khiến mật trở nên quá cô đặc góp phần hình thành sỏi mật.
Sỏi mật có thể hình thành trong thời gian dài có chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học Sỏi mật có thể hình thành trong thời gian dài có chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học

Sỏi mật có di truyền không?

Theo giáo sư Tilman Sauerbruch của bệnh viện đại học Bonn, 70 - 80% yếu tố về môi trường như chế độ ăn uống, lối sống không khoa học gây nên bệnh sỏi mật, phần còn lại là do gen quyết định. Tức là yếu tố di truyền có liên quan đến 20 - 30% tổng số các ca mắc bệnh sỏi mật. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc bệnh sỏi mật thì nguy cơ mắc bệnh của những người thân khác sẽ tăng lên.

Theo các nhà khoa học, ABCG8 là một loại gen đột biến khiến những người mang gen này có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn 2 - 3 lần và tăng khả năng tái phát sau khi cắt bỏ túi mật. Các nhà nghiên cứu đang tìm loại thuốc tác động lên gen ABCG8 để giảm hoạt động quá mức của bơm cholesterol, nhưng cần có các nghiên cứu sâu hơn bởi không chỉ có một gen gây đột biến tham gia vào cơ chế tạo sỏi mật.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu Viện Khoa Học Y tế Ấn Độ cũng chứng minh sự biến đổi cấu trúc gen apolipoprotein A1 và C3 cũng gây rối loạn chuyển hóa lipid và tăng nguy cơ sỏi mật. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai cũng không cần quá lo lắng nếu bị sỏi mật, con bạn vẫn hoàn toàn có thể khỏe mạnh nếu có cách chăm sóc khoa học, lành mạnh.

Sỏi mật có dị truyền không? - Câu trả lời là có thể có tùy vào từng trường hợp Sỏi mật có dị truyền không? - Câu trả lời là có thể có tùy vào từng trường hợp

Các thắc mắc khác về bệnh sỏi mật

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật là bệnh lành tính không nguy hiểm cho đến khi nó gây ra các biến chứng do không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Những biến chứng của sỏi mật gây ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể đe dọa tính mạng như viêm túi mật, nhiễm trùng túi mật, vàng da, nhiễm trùng huyết, tắc nghẽn ống mật, viêm tụy cấp, áp xe gan mật,... Do đó, cần đi khám sức khỏe thường xuyên và có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm nếu nghi ngờ có sỏi mật để phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời.

Sỏi mật kiêng ăn gì?

Bên cạnh thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Kiêng ăn các thực phẩm khó tiêu, chứa nhiều chất béo như thịt đỏ, nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng,... Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đạm, dầu mỡ làm tăng cholesterol; các gia vị mạnh gây chua, cay, mặn để tránh gây kích ứng đường tiêu hóa. Ngoài ra, các chất kích thích như bia, rượu, cà phê cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến gan, mật.

Sỏi mật gây đau nhói bụng và có tái phát nếu không có chế độ ăn uống lành mạnh Sỏi mật gây đau nhói bụng và có tái phát nếu không có chế độ ăn uống lành mạnh

Cách phòng ngừa sỏi mật

Để phòng ngừa sỏi mật, bạn nên:

  • Đi khám sức khỏe định kỳ: Sỏi mật thường không có triệu chứng rõ ràng vào giai đoạn mới khởi phát, do đó nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi tình trạng đã nặng. Việc khám sức khỏe định kỳ giúp phòng ngừa các yếu tố nguy cơ và phát hiện sớm bệnh sỏi mật. Khi phát hiện các vấn đề về sức khỏe mới đi khám sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. 
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động mỗi ngày sẽ làm tăng nhu động mật, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ sỏi mật. Các môn thể thao rất hữu ích cho việc phòng ngừa sỏi mật nói riêng và với sức khỏe nói chung.
  • Ăn uống hợp lý, khoa học: Không nên nhịn ăn sáng vì như vậy mật sẽ được tiết ra liên tục và dễ khiến tạo sỏi. Uống đủ nước mỗi ngày, ăn các thực phẩm giàu đường bột và chất xơ sẽ giúp hoạt động tiêu hóa tốt hơn và không ảnh hưởng đến sự bài tiết của mật.
Để ngăn ngừa cơn đau do sỏi mật, người bệnh nên thăm khám bác sĩ định kỳĐể ngăn ngừa cơn đau do sỏi mật, người bệnh nên thăm khám bác sĩ định kỳ

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc sỏi mật có di truyền không. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn cũng như giúp bạn có những kiến thức về căn bệnh này để có cách phòng tránh hoặc phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin