Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư vòm họng là một căn bệnh ác tính nằm trong top 10 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên và có tới 70% ca bệnh được phát hiện ở giai đoạn khá muộn, khiến tiên lượng bệnh giảm đi đáng kể và gây khó khăn trong việc điều trị. Vậy tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng ở mỗi giai đoạn là bao nhiêu?
Triệu chứng của ung thư vòm họng thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu của bệnh nên dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý tại vùng đầu - cổ. Nếu bệnh càng được phát hiện sớm thì tiên lượng điều trị khỏi sẽ càng cao. Vậy tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng của từng giai đoạn là bao nhiêu?
Ung thư vòm họng là một căn bệnh ác tính nguy hiểm khá phổ biến. Biểu hiện của bệnh xảy ra trên vùng mũi họng và dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác trên đường hô hấp, khiến người bệnh chủ quan và chậm trễ trong việc đi thăm khám sớm. Ở Việt Nam, ung thư vòm họng chiếm khoảng 3% trong tổng số ca bệnh ung thư được chẩn đoán hàng năm. Trong đó, có khoảng 70% số người mắc ung thư vòm họng đang ở giai đoạn tiến triển của bệnh, gây khó khăn cho việc điều trị.
Ung thư vòm họng được phân làm 3 loại là ung thư biểu mô không biệt hóa (chiếm 75 - 85%), ung thư biểu mô biệt hóa (chiếm 10 - 15%) và ung thư liên kết (chiếm khoảng 5%).
Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng đã được làm rõ, bao gồm:
Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư vòm họng có thể gặp phải một số triệu chứng như:
Bệnh càng được phát hiện muộn thì hiệu quả điều trị sẽ càng giảm và người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng khi tế bào ung thư ác tính đã di căn đến cơ quan khác. Vậy tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng ở mỗi giai đoạn là bao nhiêu?
Việc tiên lượng về hiệu quả điều trị cho bệnh ung thư vòm họng sẽ dựa trên nhiều yếu tố như loại khối u, tình trạng tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, phương pháp điều trị, chế độ ăn uống sinh hoạt và nghỉ ngơi chăm sóc của người bệnh. Ở mỗi giai đoạn bệnh thì tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng cũng như khả năng phục hồi của mỗi bệnh nhân là hoàn toàn khác nhau.
Ở những bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 1 và ung thư vòm họng giai đoạn 2 thì có tiên lượng tốt với tỷ lệ sống sau 5 năm chiếm khoảng 70 - 90%. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đang ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4 thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 15 - 30%. Tất nhiên, những con số này chỉ mang tính tương đối, ở cùng giai đoạn bệnh nhưng có bệnh nhân chỉ sống được khoảng 6 tháng sau khi phát hiện, bệnh nhân khác lại có thể sống thêm được 5 - 6 năm, điều này là hoàn toàn bình thường.
Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh. Ở giai đoạn này hầu như không có biểu hiện lâm sàng hoặc triệu chứng bệnh xuất hiện thường không điển hình như đau đầu, đau họng, nghẹt mũi… Lúc này, kích thước của khối u còn nhỏ, khu trú tại chỗ, tế bào ung thư chưa phát triển mạnh, chưa có sự di căn nên việc điều trị ở giai đoạn này có nhiều thuận lợi và tỷ lệ chữa khỏi rất cao.
Ở giai đoạn này, kích thước khối u bắt đầu tăng lên đáng kể, thường tăng lên 5 - 6cm. Lúc này, các tế bào ung thư cũng phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, khối u chưa có sự xâm lấn và tế bào ung thư chưa di căn sang các bộ phận khác, nó vẫn nằm trong khu vực vòm mũi - họng nên cơ hội chữa khỏi có tỷ lệ cao và không để lại biến chứng.
Khi chuyển sang ung thư vòm họng giai đoạn 3, các tế bào ung thư bắt đầu có sự xâm lấn sang các tổ chức lân cận và gây ra những tổn thương từ nhẹ đến nặng, thậm chí là không thể hồi phục được.
Bên cạnh đó,cùng với sự lây lan của các tế bào ung thư, khối u cũng tăng nhanh về kích thước, gây chèn ép vào các vùng trong vòm họng. Do đó, việc điều trị bệnh trong giai đoạn này trở nên khó khăn hơn, phác đồ điều trị cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, điều trị đồng thời trên nhiều khu vực trên cơ thể do khối u đã lan rộng và di căn. Quá trình điều trị sẽ diễn ra trong thời gian dài, đòi hỏi sự cố gắng, kiên trì của cả bác sĩ, bệnh nhân và người thân chăm sóc. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ở giai đoạn này là rất thấp.
Tế bào ung thư ác tính lây lan nhanh chóng tới các bộ phận khác, phá hủy các tổ chức khỏe mạnh, tạo ra nhiều tổn thương mới, thậm chí là di căn đến các cơ quan ở xa. Ở giai đoạn ung thư vòm họng di căn, hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh bị suy giảm hoàn toàn nên dễ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng và các bộ phận khác cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, tiên lượng bệnh rất xấu, việc điều trị chỉ nhằm mục đích ngăn chặn sự di căn của khối u, kéo dài sự sống và giảm đau cho người bệnh. Việc điều trị khỏi cho bệnh nhân là không thể và nếu không được điều trị thì người bệnh sẽ sớm tử vong.
Ở mỗi giai đoạn ung thư vòm họng, triệu chứng trên người bệnh là khác nhau, phương pháp điều trị bệnh cũng không giống nhau và quan trọng là tỷ lệ chữa khỏi của mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Vì thế, việc tầm soát, phát hiện sớm ung thư và chẩn đoán đúng giai đoạn của bệnh nhân ung thư vòm họng có giá trị rất lớn trong việc điều trị bệnh.
Ung thư vòm họng được đánh giá là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm tính mạng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Dù vậy, đây không phải là bệnh lý truyền nhiễm. Vì thế, bệnh ung thư vòm họng không có sự lây lan giữa người với người.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu trên lâm sàng, các chuyên gia đã thấy có một mối liên hệ giữa bệnh lý ung thư vòm họng với virus HPV. HPV là một loại virus gây bệnh dễ lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục bằng đường miệng. Do đó, việc lây nhiễm virus HPV có thể là một trong các yếu tố gián tiếp gây ra căn bệnh ung thư vòm họng ác tính.
Tóm lại, ung thư vòm họng là một bệnh lý được xếp vào danh sách những căn bệnh có gây nguy hiểm cho tính mạng. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng còn tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng là điều cần thiết và tối ưu nhất.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.