Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Áp xe gan là bệnh khá phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tương đối cao. Vậy áp xe gan nguy hiểm như thế nào và các biến chứng của áp xe gan ra sao? Cùng theo dõi bài viết sức khỏe hôm nay của Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp bạn nhé.
Áp xe gan là sự hình thành ổ mủ xảy ra khi tổ chức tế bào gan bị phá hủy, gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Trước khi tìm hiểu về các biến chứng của áp xe gan, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sơ qua về bệnh áp xe gan bạn nhé.
Áp xe gan là bệnh nhiễm trùng cấp tính xảy ra tại gan, đặc trưng với sự hình thành các ổ mủ trong gan. Ổ mủ này có thể xuất hiện đơn độc hoặc nhiều ổ với rất nhiều các kích thước to nhỏ khác nhau. Đây là bệnh thường gặp ở vùng khí hậu nhiệt đới, thường liên quan đến thói quen ăn uống và cần được phân biệt với nhiều bệnh lý, trong đó có u gan.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tác nhân chính gây ra áp xe gan là vi sinh vật, cụ thể:
Cũng tương tự như các bệnh lý về gan khác, người mắc áp xe gan có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Vậy đâu là các biến chứng của bệnh áp xe gan?
Dưới đây là các biến chứng của bệnh áp xe gan, bạn đọc có thể tham khảo:
Viêm phúc mạc xảy ra khi ổ áp xe vỡ vào ổ bụng. Nếu gặp phải biến chứng này, người bệnh có thể có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn ra máu hoặc mủ, bụng cứng, sốt cao… Lúc này người bệnh cần được dẫn lưu ổ bụng hoặc phẫu thuật cấp cứu kịp thời để ngăn ngừa nguy cơ sốc nhiễm khuẩn và tử vong.
Nhiễm trùng màng tim xảy ra khi ổ áp xe gan vỡ vào màng tim. Lúc này, dịch mủ sẽ lan vào khoang màng tim dẫn đến viêm màng tim thứ phát. Viêm màng tim thứ phát tiến triển rất nhanh, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như khó thở, vã mồ hôi, da tím tái, tiếng tim yếu… Nếu không được cấp cứu kịp thời dẫn đến ép tim cấp và người bệnh có nguy cơ bị tử vong.
Ổ áp xe gan bị vỡ nếu không được can thiệp kịp thời và đúng hướng có thể khiến tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng ra toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết.
Một số triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết khi có nhiễm khuẩn huyết mà bạn cần đặc biệt chú ý bao gồm: Thân nhiệt thường duy trì dưới mức 36 độ C hoặc trên mức 38 độ C, nhịp tim nhanh trên 90 nhịp/phút, nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút… Trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng, người bệnh có thể bị suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy gan cấp, tụt huyết áp…
Ngoài các biến chứng của áp xe gan kể trên, người bệnh áp xe gan còn tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng khác như:
Áp xe gan nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khoẻ nguy hiểm.Theo đó, chẩn đoán sớm và điều trị đúng hướng bệnh áp xe gan sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh. Vậy chẩn đoán và điều trị bệnh áp xe gan như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh áp xe gan, bên cạnh việc thăm khám các triệu chứng trên lâm sàng, bác sĩ còn dựa vào một số thăm dò cận lâm sàng, chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp X quang ngực thẳng, siêu âm, chụp CT, nội soi mật tụy ngược dòng…
Trong công tác điều trị áp xe gan, có 2 phương pháp được áp dụng phổ biến đó là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Cụ thể:
Điều trị nội khoa
Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để điều trị áp xe gan. Chẳng hạn như: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc diệt ký sinh trùng, giảm đau, hạ sốt, cân bằng dịch… Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Cùng với việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Điều trị ngoại khoa
Trên thực tế, hầu hết các trường hợp mắc áp xe gan do vi khuẩn và áp xe gan lớn do amip không thể hồi phục nếu chỉ điều trị với kháng sinh đơn thuần. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chọc hút dẫn lưu ổ áp xe dưới hướng dẫn của CT hoặc siêu âm.
Trong trường hợp bệnh nhân tiến triển nặng, có thể phải can thiệp cấp cứu hồi sức thông qua các biện pháp như đặt ống nội khí quản, đặt catheter tĩnh mạch, thở máy, chọc dịch màng phổi, chọc dịch màng tim, phẫu thuật nội soi ổ bụng…
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh bệnh áp xe gan mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả trong bản tin sức khỏe hôm nay. Mong rằng, với những kiến thức Nhà thuốc Long Châu cung cấp hôm nay, bạn đọc có thể nắm được các biến chứng của áp xe gan cũng như hướng điều trị căn bệnh này. Chúc bạn sẽ luôn có thật nhiều sức khỏe và hãy luôn đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu như bây giờ bạn nhé.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.