Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Da nhạy cảm là làn da cần được chăm sóc kỹ hơn so với những loại da khác, đặc biệt vào mùa đông. Thời tiết là yếu tố dễ khiến làn da bị kích ứng và nổi mẩn, đối với những làn da nhạy cảm thì việc chăm sóc da phù hợp cũng không dễ dàng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách chăm sóc da nhạy cảm vào mùa đông đúng cách nhé!
Đối với những người có làn da nhạy cảm thì việc chăm sóc da vào mùa đông quả là một bài toán khó khăn. Không khí hanh khô, lạnh lẽo kết hợp với nhiệt độ thay đổi thất thường khiến làn da của bạn không kịp thay đổi để thích ứng, điều này khiến tình trạng da hiện tại càng trở nên tệ hơn, có thể dễ bị kích ứng, mẩn ngứa. Hiểu được những đặc thù của da, nắm được những cách chăm sóc da nhạy cảm vào mùa đông sẽ giúp bạn bảo vệ làn da của mình tốt hơn.
Da nhạy cảm là làn da rất khó để chẩn đoán và phân biệt, được xác định bởi sự cảm nhận của chính bản thân mình chứ không phải dựa trên những tín hiệu bên ngoài da. Những người có làn da nhạy cảm sẽ thường cảm thấy ngứa ngáy, châm chích, căng kéo và nóng rát khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, hoặc do một số món ăn hay những sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. Nghiêm trọng hơn, da có thể bị nổi mẩn đỏ, bị sưng hoặc phát ban. Da thường có tình trạng khô hơn, sần sùi, dễ bị nứt nẻ, phồng rộp, không được mịn màng, đặc biệt vào mùa đông.
Da nhạy cảm có thể được chia thành các loại sau:
Mùa đông là thời điểm không khí hanh khô, lạnh lẽo, độ ẩm không khí sẽ giảm thấp và có nhiều gió. Làn da sẽ bị tác động rất nhiều bởi môi trường và thời tiết, đặc biệt làn da nhạy cảm. Tại thời điểm này, da nhạy cảm sẽ gặp phải một số vấn đề như:
Vào mùa đông, người ta thường có thói quen tắm nước nóng. Điều này vô tình khiến các lỗ chân lông bị giãn nở và lớp dầu tự nhiên trên da cũng dễ dàng bị rửa trôi, khiến da khô hơn và thậm chí là bị nứt nẻ, tạo điều kiện cho mụn trứng cá hay các đốm sắc tố xuất hiện.
Độ ẩm của không khí giảm cũng kéo theo độ ẩm trên da giảm. Làn da khô, mất nước thường thô ráp, loang lổ, có thể xuất hiện nếp nhăn bởi lúc này các tuyến bã nhờn cũng giảm tiết.
Tình trạng da khô, mất nước kéo dài chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số trường hợp da nhạy cảm không đủ ẩm sẽ dễ bị ửng đỏ, cảm giác đau rát khi sử dụng mỹ phẩm, một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra viêm da.
Chăm sóc da nhạy cảm vào những ngày mùa đông là điều không hề dễ dàng bởi bất kỳ một sự thay đổi nhỏ nào đến từ không khí, thời tiết cũng có thể khiến da phản ứng gay gắt. Việc chăm sóc da nhạy cảm đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng da. Dưới đây là một số bí quyết, bạn có thể tham khảo:
Khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí giảm xuống thấp, thời tiết hanh khô sẽ khiến làn da nhạy cảm trở nên khô, thô ráp hơn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác trên da. Vì vậy, dưỡng ẩm cho da là cách tốt nhất để bảo vệ làn da nhạy cảm đặc biệt vào những ngày đông lạnh giá.
Với làn da nhạy cảm nên lựa chọn những loại kem dưỡng ẩm hoặc chất dưỡng ẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, lành tính. Những nguyên liệu này không những cung cấp độ ẩm hoàn hảo mà còn không gây kích ứng hay mẫn cảm cho da. Một số sản phẩm có thể lựa chọn sử dụng như nha đam, dầu dừa, mật ong.
Khi sử dụng kem dưỡng ẩm bạn nên chọn những loại kem có khả năng thẩm thấu nhanh, cấu trúc mỏng nhẹ để hạn chế gây bít tắc lỗ chân lông sẽ là sự lựa chọn phù hợp đối với da nhạy cảm. Nên thoa kem dưỡng ẩm đều đặn hai lần mỗi ngày, nên bôi kem dưỡng trước khi sử dụng các sản phẩm như kem chống nắng hay mỹ phẩm dùng để trang điểm. Hãy lựa chọn những sản phẩm uy tín, sử dụng chuyên sâu cho làn da nhạy cảm.
Theo các nghiên cứu, việc tiếp xúc nhiều với xà phòng và nước sẽ khiến cho lớp dầu tự nhiên trên da mất đi, khiến da càng trở nên khô ráp, nứt nẻ. Đặc biệt vào mùa đông, bạn nên vệ sinh da khoảng 2 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm cho da, giữ cho da luôn sạch sẽ, hạn chế việc hình thành mụn.
Tẩy tế bào chết nhiều lần là điều mà những bác sĩ da liễu không khuyến cáo, đặc biệt vào mùa đông. Lúc này, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết khoảng 1 - 2 lần/tuần để làm sạch da và giúp làn da thông thoáng hơn. Nên lựa chọn những sản phẩm tẩy tế bào chết nhẹ dịu, không chứa cồn và phù hợp với da nhạy cảm.
Một số loại tinh dầu có mùi hương có thể sẽ khiến làn da bạn khó chịu, tăng sự nhạy cảm hơn của làn da. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn loại tinh dầu phù hợp thì nó lại chính là vũ khí lợi hại giúp làn da nhạy cảm vượt qua mùa đông lạnh lẽo này. Nó vừa giúp bạn dưỡng ẩm làn da, da mềm mịn hơn mà còn giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng, giúp quá trình hồi phục da cũng sẽ tốt hơn.
Một số loại tinh dầu tốt đối với da nhạy cảm như tinh dầu dừa, hạnh nhân, oliu. Sau khi massage da mặt với tinh dầu trong khoảng 15 phút hãy rửa sạch mặt với nước ấm.
Mặc dù thời tiết lạnh, ít tia nắng nhưng thực tế vẫn có rất nhiều tia cực tím tồn tại và âm thầm ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khỏe của bạn. Bôi kem chống nắng mỗi ngày kể cả mùa đông giúp bảo vệ làn da, hạn chế khô ráp, nứt nẻ, giảm thiểu tình trạng lão hoá sớm, ngăn ngừa ung thư da do tia cực tím gây ra.
Nước là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong cơ thể và giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sống của chúng ta. Mỗi ngày nên bổ sung khoảng 2 lít nước để giúp làn da được cấp nước, luôn duy trì trạng thái ẩm ướt cho da, làn da sẽ khoẻ mạnh từ bên trong.
Da nhạy cảm vốn rất dễ tổn thương trước những tác động từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, nắng, gió,... Đặc biệt vào mùa đông, thời tiết hanh khô khiến việc chăm sóc cho da nhạy cảm càng trở nên khó khăn hơn. Hy vọng với những cách chăm sóc da nhạy cảm vào mùa đông được gợi ý trong bài viết đã giúp chị em giải quyết nỗi lo này, giúp bạn biết bảo vệ và chăm sóc làn da hiệu quả, tránh được những tác động do thời tiết gây ra.
Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc da cho mẹ bầu đúng cách, đầy đủ nhất
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.