Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Nga Linh
Mặc định
Lớn hơn
Lá tía tô không những là một gia vị quan trọng trong nhiều món ăn thơm ngon của người Việt mà nó còn là một dược liệu cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nhiều bài thuốc dân gian từ lá tía tô đã trở thành cẩm nang bỏ túi cho các gia đình Việt, trong đó có bài thuốc trị ho bằng lá tía tô được ứng dụng hiệu quả.
Việc sử dụng thuốc tây để trị ho có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe nếu như sử dụng trong thời gian dài. Vậy nên nhiều người chọn sử dụng các bài thuốc dân gian, vừa an toàn lại hiệu quả, trong đó có cách trị ho bằng lá tía tô.
Trước khi tìm hiểu về các cách trị ho bằng lá tía tô, thì chúng ta sẽ tìm hiểu về những lợi ích của loại dược liệu này với sức khỏe con người.
Lá tía tô có chứa dược chất gọi là diệp lục tố, được sử dụng rộng rãi trong Đông y. Tía tô có tác dụng giải cảm, tiêu viêm, long đờm, hay các chứng ho kéo dài. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng lá tía tô có tác dụng rất lớn trong việc trị ho cho trẻ nhỏ, trẻ em có thể uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng, để phòng ngừa tình trạng sốt cao sau tiêm hoặc cho trẻ uống nước lá tía tô khi trẻ bị cảm, viêm họng. Công dụng của lá tía tô được chứng minh nhờ thành phần tinh dầu trong lá (khoảng 0,3 – 0,5%) có tác dụng diệt khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gram dương gây bệnh, làm giãn mạch và ra mồ hôi từ đó giúp cơ thể hạ sốt. Đối với hầu hết các triệu chứng ho do viêm nhiễm, tía tô có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm như kháng sinh tự nhiên nên tác dụng chữa ho của tía tô khá hiệu quả.
Một số nghiên cứu đã chứng minh dịch được chiết xuất từ lá tía tô có thể ngăn cản sự sinh sản của virus SARS-CoV-2 theo nhiều cách. Điều này khiến lá tía tô trở thành phương thuốc tự nhiên và thân thiện giúp phòng ngừa sự phát triển của virus SARS-CoV-2 và các loại virus đường hô hấp khác. Ngoài ra, dịch chiết của loại lá này cũng rất tốt trong việc điều trị bệnh hen suyễn vì nó làm tăng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi.
Chất chiết xuất từ lá tía tô có thể ngăn ngừa các phản ứng dị ứng trong cơ thể. Hàm lượng omega - 3 trong loại lá này tương đối cao nên có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa tốt, đồng thời là nguồn năng lượng giúp cải thiện các chức năng nhận thức của não bộ, chống lại nguy cơ mất trí nhớ ở người già. Đặc biệt omega - 3 khi sử dụng hàng ngày còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Có tới 4 hoạt chất trong lá tía tô có thể làm giảm enzym xanthine oxidase, chất gây tụt axit uric. Những tác dụng của lá tía tô trong các thử nghiệm cho thấy rằng việc sử dụng chiết xuất từ lá tía tô hàng ngày giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, bệnh trào ngược dạ dày và táo bón nhẹ trong hội chứng ruột kích thích. Không những vậy, những dưỡng chất có trong lá tía tô còn giúp ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả.
Trong lá tía tô chứa một hàm lượng luteolin, axit rosmarinic và triterpene rất cao vậy nên lá tía tô đã được chứng minh là có khả năng chống lại các tế bào ung thư chưa biểu hiện trong cơ thể.
Uống nước lá tía tô có thể giúp phòng ngừa mẩn ngứa, mề đay. Uống nước lá tía tô hàng ngày có tác dụng đặc biệt trong việc chống lại các triệu chứng xót, ngứa ở bệnh nhân nổi mề đay.
Để nấu nước lá tía tô, bạn chỉ cần lấy một lượng lá vừa đủ, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng. Đun sôi 2,5 lít nước lọc, sau đó cho lá tía tô vào, đậy kín.
Đun sôi lại hỗn hợp trên trong khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội rồi đổ vào hũ sạch, thêm 3 lát chanh tươi, đậy kín nắp và cho vào tủ lạnh. Chắt lấy nước và uống hàng ngày trước 3 bữa ăn chính từ khoảng 10 - 30 phút để giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể và ngăn sự hấp thụ chất béo.
Tuy nhiên, đối với những người hay ra nhiều mồ hôi, cảm mạo, phụ nữ có thai và trẻ em không nên sử dụng nước lá tía tô. Đồng thời, bạn không nên uống quá 3 - 4 cốc nước lá tía tô cùng lúc mà nên chia thành nhiều lần.
Bạn cũng có thể dùng cháo tía tô nấu cùng trứng gà để giảm ho, giải cảm hiệu quả. Sau đây là cách làm món cháo trứng gà tía tô:
Tía tô khi được kết hợp với một số nguyên liệu sẽ tạo thành những bài thuốc ho có các công dụng cụ thể như sau:
Nước lá tía tô thực sự có tác dụng trong việc trị cảm, ho do thay đổi thời tiết. Dẫu vậy, những người bị viêm phổi, viêm phế quản nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ bên cạnh việc uống nước lá tía tô. Tất nhiên, thuốc được kê theo toa nên được ưu tiên trong trường hợp bạn thấy tình trạng bệnh mãi không thuyên giảm.
Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn về tình trạng bệnh của mình và được bác sĩ cho dùng loại thuốc phù hợp. Ví dụ như siro ho Astex OPC giúp giảm ho, viêm họng và viêm phế quản.
Bên cạnh đó, khi dùng nước lá tía tô chữa ho, không nên tự ý sử dụng nước lá tía tô thay cho nước lọc. Bởi nước lọc rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Vì vậy, để tránh tác dụng phụ, hãy sử dụng một cách cân đối giữa lượng nước tía tô và nước lọc bạn uống trong 1 ngày.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số thông tin về bài thuốc dân gian trị ho bằng lá tía tô. Tuy nhiên đây chỉ là một phương pháp giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng chứ không giải quyết chính xác nguyên nhân gây ho. Vì vậy, nếu bạn bị ho dai dẳng thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra nguyên nhân, từ đó tìm ra hướng chữa trị phù hợp.
Nga Linh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.