Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở người đến độ tuổi trung niên hay người làm việc mang vác nặng nhọc, chấn thương. Thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn khó chịu và đau nhức, làm ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vậy bệnh nhân có tự chữa thoát vị đĩa đệm được không?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch do một nguyên nhân nào đó như chấn thương, thoái hóa, tai nạn… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khả năng vận động và đi lại của người bệnh. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu cách tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng và chèn ép vào các rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì.
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm thường là:
Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây ra một số triệu chứng nổi bật như:
Khi có bất kỳ triệu chứng có liên quan đến thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trường hợp thoát vị đĩa đệm ở tình trạng nhẹ, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà để cải thiện trạng thái bệnh.
Hiện nay, có không ít bệnh nhân lựa chọn áp dụng các phương pháp tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà thay vì thăm khám tại bệnh viện bằng cách sử dụng mẹo dân gian có quy trình thực hiện đơn giản, chi phí thấp và trong thời gian ngắn. Nhưng liệu những phương pháp này có thực sự hiệu quả? Trên thực tế, theo đánh giá từ những chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực cơ xương khớp cho rằng việc tự ý điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng các mẹo không có khoa học và chưa được kiểm chứng có thể dẫn đến những nguy cơ rủi ro cho người bệnh. Tuy nhiên, cũng có những giải pháp từ dân gian có tác dụng trong việc giảm đau chứng thoát vị đĩa đệm nếu người bệnh thực hiện đúng cách và có hướng dẫn từ chuyên gia.
Các phương pháp, mẹo tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được áp dụng với những trường hợp nhẹ, nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng bệnh. Một số mẹo chữa bệnh thường được sử dụng là:
Chườm nóng có tác dụng làm giảm các tình trạng tê bì và cơ chứng. Khi chường nóng, các cơ được giãn ra, giải phóng hiệu quả tình trạng dây thần kinh bị chèn ép, tăng cường khả năng tuần hoàn máu và có hiệu quả trong việc giảm đau.
Cách thực hiện: Đổ đầy nước sôi vào túi chườm, có thể thay thế bằng chai thủy tinh nếu không có túi chườm. Để bệnh nhân nằm ở tư thế sấp trên giường, sau đó dùng túi chườm hoặc chai thủy tinh đã chuẩn bị trước đó để ở trên và thực hiện chườm nhẹ nhàng trên khu vực cột sống vị thoát vị đĩa đệm. Thực hiện chườm trong khoảng 10 phút và lặp lại 2 - 3 lần mỗi ngày.
Tương tự với chườm nóng, chườm lạnh cũng giúp giảm tình trạng đau và giảm sưng ở người bệnh. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần dùng một chiếc khăn sạch, cho đá lạnh vào và quấn lại, sau đó chườm trực tiếp lên vùng bị tổn thương và liên tục trong khoảng 10 phút.
Tự chữa thoát vị đĩa đệm bằng hạt đu đủ giúp giảm đau đáng kể. Dùng một quả đu đủ xanh, gọt bỏ vỏ, cắt bỏ phần đầu và rửa sạch bằng nước, để đến khi ráo nước. Cho đu đủ đã làm sạch vào nồi, thực hiện chưng cách thủy khoảng 20 phút. Lấy phần nước rượu của hạt đu đủ ra và dùng để xoa bóp đều tại các vùng bị thoát vị đĩa đệm. Tình trạng đau và tê bì chân tay sẽ thuyên giảm sau khi xoa bóp một khoảng thời gian.
Chế biến rượu xoa bóp bằng cách dùng chuối hột phơi thật khô, rồi đem ngâm với rượu trắng trong khoảng 10 ngày. Lấy rượu ngâm để xoa bóp ở vùng chân, lưng dưới, khớp gối, gót chân hay bất kì vị trí nào có tình trạng đau nhức. Dùng để xoa bóp hàng ngày sẽ đem lại hiệu quả giảm đau cao.
Giống như cây chuối hột, cây mật gấu khá phổ biến, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y, có tác dụng giảm đau. Bạn chỉ cần lấy lá mật gấu, rửa sạch và xay lấy nước, sau đó đem hòa cùng một lượng bia vừa đủ để uống sau bữa ăn. Thực hiện liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Trong nhựa cây xương rồng có thành phần tinh chất, giúp hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, thư giãn gân cốt nên có thể sử dụng nhằm mục đích giảm đau trong bệnh thoát vị đĩa đệm.
Cách thực hiện: Lấy khoảng 2 - 3 nhánh nhỏ của cây xương rồng, rồi đem đập nát, trộn xương rồng đã bị dập với một thìa muối hạt to. Hơ nóng hỗn hợp qua ngọn lửa nhỏ. Đổ hỗn hợp lên một miếng vải đủ rộng, quấn thật chặt và đắp vào khu vực cần giảm đau. Kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày, những cơn đau ở cổ, lưng sẽ giảm.
Bên cạnh một số mẹo dân gian, người bệnh có thể tự chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách luyện tập các bài tập yoga như:
Bài tập gập và xoay cổ được thực hiện đơn giản như sau:
Để xương chậu dẻo dai và giảm đau, người bệnh nên luyện tập động tác tốt cho xương chậu như sau:
Bài luyện tập cột sống vùng thắt lưng được thực hiện đơn giản như sau:
Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây chèn ép các dây thần kinh khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác tê bì, đau nhức. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt… Do đó, đến khám bác sĩ ngay nếu bạn có những triệu chứng của bệnh thoát bị đĩa đệm.
Trên đây là những thông tin về chủ đề “Tự chữa thoát vị đĩa đệm” mà Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ. Các phương pháp tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà chỉ nên thực hiện đối với những tình trạng nhẹ. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...