Chỉ số IQ – Intelligence Quotient, được hiểu là chỉ số thông minh của bộ não con người. Chỉ số IQ cao điều này đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tư duy và phản xạ nhanh nhạy hơn so với những người có chỉ số IQ thấp hơn.
Hiện nay, chỉ số IQ thường được sử dụng để làm thước đo khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của một con người và được thể hiện qua điểm số của những bài kiểm tra IQ tiêu chuẩn. Các bài kiểm tra IQ này sẽ đánh giá khả năng sử dụng tư duy và suy luận logic nhằm đưa ra dự đoán của một người để trả lời các câu hỏi mang tính tư duy rất cao. Để tìm hiểu chỉ số IQ bao nhiêu là cao, xin mời bạn đọc xem qua bài viết này nhé!
Phương pháp tính chỉ số IQ
Chỉ số IQ thường được đánh giá có liên quan tới sự thành công trong học tập, trong công việc và trong xã hội của một cá nhân con người. Không những thế, những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, có sự liên quan giữa chỉ số IQ so với sức khỏe và tuổi thọ (những người thông minh thường có kiến thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân). Chính vì thế, người ra thường tìm cách tính để biết chỉ số thông minh của mình là bao nhiêu và chỉ số IQ bao nhiêu thì được cho là cao.
Chỉ số IQ được đánh giá liên quan tới sự thành công trong học tập, công việc và xã hội
Công thức ban đầu để tính chỉ số IQ
Ban đầu, chỉ số IQ chỉ được tính bằng công thức là thương số giữa tuổi trí tuệ so với tuổi thực tế sau đó nhân với 100. Tuy nhiên, phương pháp này nhanh chóng bộc lộ ra những khuyết điểm.
Cụ thể như sau: IQ = (Tuổi tâm thần/Tuổi thực tế) x 100.
Ngày nay, người ta thường ứng dụng các bài kiểm tra tiêu chuẩn của các chuyên gia tâm lý để xác định hay tính chỉ số IQ của một con người. Cụ thể, bài kiểm tra chuẩn sẽ hình thành dưới dạng một bài trắc nghiệm gồm 26 câu và thực hiện trong vòng 24 phút nhằm đánh giá khả năng tư duy của người thực hiện.
Bài kiểm tra bao gồm những dạng câu hỏi liên quan đến hình ảnh, logic, số học, phép so sánh, kiến thức tổng quát, trí nhớ và tính toán... Sau khi thực hiện xong bài kiểm tra, bạn sẽ so sánh điểm số đạt được theo nhóm tuổi phù hợp sau đó xếp loại IQ.
Thang đo WAIS IV để đo chỉ số IQ
Có nhiều cách để tính chỉ số IQ. Tuy nhiên, các phương pháp hầu hết có liên quan đến một số vấn đề cần được người thực hiện giải quyết trong khung thời gian đã định trước và thực hiện dưới sự giám sát. Các lĩnh vực được kiểm tra bao gồm các kiến thức bằng lời nói, tốc độ nhận thức, trí nhớ ngắn hạn và sự hình dung không gian.
Theo đó, bài kiểm tra IQ tiêu chuẩn hóa phổ biến nhất được ứng dụng hiện nay là WAIS IV với 10 tiểu nghiệm, trong đó có bốn chỉ số chính như sau:
- Chỉ số thấu hiểu lời nói (hình thành các khái niệm ngôn ngữ, suy luận ngôn ngữ, kiến thức cá nhân thu nhận được từ môi trường bên ngoài) với ba tiểu test như: So sánh, vốn từ và thông tin.
- Chỉ số suy luận tri giác (xử lý không gian, tích hợp vận động với thị giác) với ba tiểu test như: Ghép hình, tư duy ma trận và các bài tập thị giác.
- Trí nhớ hoạt động (năng lực trí nhớ và suy luận ngôn ngữ) với hai tiểu test như: Ghi nhớ dãy số và số học.
- Chỉ số đo tốc độ xử lý (đo tốc độ của sự điều phối tâm vận động mắt và tay) với ba kiểu test như: Mã hóa và tìm ký hiệu.
Có nhiều cách để tính chỉ số IQ trong đó có sử dụng thang đo WAIS IV
Chỉ số IQ bao nhiêu là cao?
Đối với người bình thường, chỉ số IQ sẽ nằm trong khoảng từ 85 - 115. Do đó, những người sau khi thực hiện bài kiểm tra có chỉ IQ từ 115 trở lên sẽ nằm trong nhóm người có chỉ số IQ cao. Họ thường sở hữu khả năng suy luận logic, khả năng tư duy và phản xạ nhanh nhạy hơn so với những người thông thường. Ngược lại, những người có kết quả dưới 85 sẽ nằm trong nhóm người có chỉ số IQ thấp.
Theo nhiều nghiên cứu cho biết, ông William James Sidis (1898-1944) – một thiên tài người Ukraine gốc Do Thái được biết là người có chỉ số IQ cao nhất lịch sử nhân loại. Chỉ số IQ của ông được ghi nhận nằm trong khoảng từ 250 đến 300, đây được xem là chỉ số IQ cao nhất cho đến hiện nay và chưa ai có thể đạt được.
Bên cạnh đó, những người nổi tiếng trên thế giới có chỉ số IQ cao nhất thế giới có thể kể đến như:
- Stephen Hawking (1942 – 2018) là nhà vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ học và là một tác giả người Anh Quốc: Chỉ số IQ 160.
- Albert Einstein (1879 – 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức: Chỉ số IQ 160 - 190.
- Leonardo da Vinci (1452 – 1519) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu học, nhà phát minh vĩ đại và nhà triết học tự nhiên người Ý: Chỉ số IQ 180 - 190.
- Nữ nhà văn người Hoa Kỳ Marilyn Vos Savant (1946): Chỉ số IQ 190.
- Đại kiện tướng cờ vua người Nga Garry Kasparov (1963): Chỉ số IQ 194.
- Giáo sư và thần đồng người Hàn Quốc Kim Ung-Yong (1962): Chỉ số IQ 210.
- Nhà vũ trụ học và vật lý thiên văn người Mỹ Christopher Hirata (1982): Chỉ số IQ 225.
- Nhà toán học mang quốc tịch Úc - Mỹ gốc Trung Quốc Terence Tao (1975): Chỉ số IQ 225 – 230.
Chỉ số IQ bao nhiêu là cao là thắc mắc của rất nhiều người
Bạn vừa xem qua bài viết với chủ đề “Chỉ số IQ bao nhiêu là cao – bạn đã biết chưa?” Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp quý độc giả có thêm những kiến thức hữu ích về chỉ số IQ bao nhiêu là cao và cách tính chỉ số IQ. Chúc cho quý độc giả có những trải nghiệm vui vẻ khi xem bài viết này nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp