Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh cường giáp. Vậy trong quá trình điều trị bệnh cường giáp nên kiêng gì và nên ăn gì? Cùng tham khảo thực đơn cho người bị cường giáp giúp hỗ trợ điều trị bệnh sớm nhất trong bài viết sau.
Khi xây dựng thực đơn cho người bị cường giáp bạn cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, omega-3, đạm, kẽm,... Đồng thời hạn chế ăn các thực phẩm giàu iot, có hàm lượng đường và chất béo xấu cao,... để hỗ trợ điều trị bệnh và giảm các triệu chứng bệnh tốt hơn.
Thực phẩm giàu oxy hóa, vitamin D, omega 3, đạm, kẽm,... là những thực phẩm nên được bổ sung vào thực đơn cho người bị cường giáp giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Cụ thể như sau:
Chất chống oxy hóa trong tự nhiên từ hoa quả có khả năng tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể, giúp giảm kiểm soát bệnh tốt hơn.
Bạn có thể bổ sung chất chống oxy hóa trong thiên nhiên qua các loại quả mọng nước như dâu tây, kiwi, trái cây cam quýt,... Hoặc các loại rau củ như rau chân vịt, ớt chuông, bí đỏ,...
Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ,... có khả năng làm giảm lượng hormone do tuyến giáp sản xuất ra. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với một lượng phù hợp. Bởi việc ăn nhiều rau họ cải có thể làm suy giáp, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vitamin D và Omega 3 có khả năng hỗ trợ hoạt động và tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Ngoài ra, hấp thụ nhiều vitamin D còn giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương - một trong những biến chứng gây cường giáp. Bạn có thể bổ sung Vitamin D và Omega 3 từ các thực phẩm như cá hồi, hạt óc chó, dầu oliu,...
Việc hoạt động quá mức của tuyến giáp làm cơ thể thiếu kẽm gây ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào, phân huỷ carbohydrate,... Do đó người bị cường giáp nên bổ sung kẽm từ các thực phẩm như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, bí ngô,..
Bổ sung đạm và năng lượng giúp cơ thể người bị cường giáp duy trì cân nặng hợp lý. Trong đó, đạm từ các loại hạt sẽ tốt và an toàn hơn cho những người bị bệnh này.
Canxi từ sữa có thể giúp người bệnh ngăn ngừa loãng xương do cường giáp gây ra. Bạn có thể bổ sung từ sữa chua, sữa ít béo hoặc phô mai. Ngoài ra, nếu bị khó tiêu do thiếu enzym tiêu hóa, bạn nên bổ sung canxi từ rau xanh thay vì sữa.
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, trong thực đơn cho người bị cường giáp cần hạn chế các thực phẩm sau đây:
Iot sẽ làm tăng hoạt động của tuyến giáp, làm bệnh cường giáp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó cần hạn chế hấp thụ các thực phẩm giàu iot như rong biển, tảo biển, hải sản,...
Các thực phẩm có hàm lượng cao như bánh ngọt, đường fructose, đường tinh luyện,... có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng và biến chứng của bệnh cường giáp.
Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hoà là hai loại chất béo xấu cần hạn chế kể cả khi không mắc bệnh cường giáp. Chất béo xấu sẽ làm rối loạn chuyển hóa carbohydrate làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Caffeine có trong cà phê có khả năng kích thích tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn, dẫn đến bệnh cường giáp nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, sử dụng nhiều caffein sẽ làm cơ thể người bệnh nóng lên, ảnh hưởng đến cảm xúc. Vì vậy cần kiêng cà phê khi bị bệnh cường giáp.
Các sản phẩm chứa cồn như rượu, bia có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi, đồng thời làm rối loạn khả năng chuyển hóa canxi gây loãng xương. Do đó người bị cường giáp nên tránh uống rượu bia để hạn chế biến chứng loãng xương.
Chất béo trong sữa tươi nguyên kem rất khó tiêu vì vậy người bệnh cường giáp không nên sử dụng. Bởi khả năng tiêu hóa của người bị cường giáp không tốt, khi hấp thụ thực phẩm này có thể gây nặng bụng, khó tiêu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Sau khi đã hiểu rõ được các thực phẩm nên và không nên ăn khi bị cường giáp, sau đây là thực đơn gợi ý dành cho người bệnh bạn có thể tham khảo:
Bài viết trên là tất cả thông liên quan đến thực đơn cho người bị cường giáp nên và không nên ăn để kiểm soát bệnh tốt hơn. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
Uyên Trương
Nguồn tham khảo: medlatec.vn, vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...