Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Hàm duy trì là gì? Các thắc mắc thường gặp khi đeo hàm duy trì

Ngày 24/03/2024
Kích thước chữ

Hàm duy trì là một khí cụ thay cho khung niềng cần phải đeo sau khi vừa tháo niềng, để đảm bảo vị trí ổn định mới của răng, tránh xảy ra xô lệch răng vì thời gian đeo niềng quá lâu.

Đeo hàm duy trì là bước tiếp theo sau khi kết thúc giai đoạn chỉnh nha niềng răng. Lúc này người niềng răng sẽ được bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì để đảm bảo tính ổn định tại vị trí mới của răng. Lúc này bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn loại hàm duy trì phù hợp nhất với mỗi bệnh nhân. Vậy có bao nhiêu loại hàm duy trì? Thời gian trung bình đeo hàm duy trì bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn mọi thắc mắc khi đeo hàm duy trì, mọi người cùng theo dõi nhé.

Các loại hàm duy trì phổ biến nhất trong nha khoa

Nếu như có nhiều phương pháp chỉnh nha thì hàm duy trì cũng có đa dạng sự lựa chọn cho người sử dụng, hiện nay hàm duy trì được chia thành 3 loại phổ biến tương ứng với từng ưu nhược điểm khác nhau bao gồm:

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại

Hàm duy trì có dây cung ôm sát răng cửa giữa hai răng nanh được làm từ chất liệu kim loại, gắn vào khuôn acrylic trên vòm miệng hoặc bên dưới phần lưỡi của bệnh nhân.

Ưu điểm:

  • Hàm duy trì dễ tháo lắp, mang đến tiện lợi trong các hoạt động ăn uống và vệ sinh răng miệng.
  • Tuổi thọ cao, đeo lâu dài tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm

  • Không có tính thẩm mỹ cao cho người dùng vì dây cung kim loại gắn phía bên ngoài mặt răng.
  • Vì có thể tháo ra gắn vào linh hoạt nên ở một số trường hợp người dùng có thể quên đeo, làm ảnh hưởng đến chất lượng niềng răng.
  • Khi sử dụng hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại, khả năng cao bạn sẽ quên tháo ra khi ăn uống gây ra tình trạng hư hỏng và mất nhiều chi phí để thay cái mới.
Hàm duy trì là gì? Các thắc mắc thường gặp khi đeo hàm duy trì 1
Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại có thể linh hoạt tháo và gắn nhưng không có tính thẩm mỹ cao

Hàm duy trì cố định bằng kim loại

Hàm duy trì được làm từ dây thép với đa dạng kích cỡ và hình dạng xoắn hoặc thẳng, gắn cố định bằng vật liệu trám răng composite vào bên trong bề mặt răng trước vị trí 1, 2 và 3.

Ưu điểm

  • Theo đúng tên gọi, hàm duy trì được gắn cố định vào răng nên sẽ khó xảy ra trường hợp quên đeo.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cao vì dây kim loại được gắn vào bề mặt bên trong của răng.

Nhược điểm

  • Gây trở ngại trong các hoạt động ăn uống vì hàm duy trì cố định bằng kim loại có thể gây xước miệng và lưỡi.
  • Có cảm giác cộm khó chịu khi đeo.
  • Khó vệ sinh bên trong các kẽ răng, gây ra tình trạng hôi miệng và bệnh sâu răng nặng.

Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt

Hàm duy trì tháo lắp với chất liệu nhựa trong suốt, được sản xuất riêng dựa theo khung hàm của từng người.

Ưu điểm

  • Đạt tính thẩm mỹ cao nhất trong 3 loại hàm duy trì, nhờ chất liệu nhựa trong suốt, khó phát hiện.
  • Mang đến sự tiện lợi cho các hoạt động ăn uống và vệ sinh răng miệng.
  • Hàm duy trì được thiết kế và sản xuất dựa trên dấu hàm của mỗi người, nên sẽ ôm sát cung răng và giữ cố định răng tốt nhất.

Nhược điểm

  • Vì đặc tính dễ tháo lắp nên đôi khi người sử dụng sẽ dễ quên không đeo, làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

Mỗi loại hàm duy trì đều sở hữu ưu nhược điểm riêng, nên cách tốt nhất để lựa chọn hàm duy trì phù hợp với bản thân, mọi người nên tham khảo trực tiếp ý kiến bác sĩ khi sắp kết thúc giai đoạn chỉnh nha. Theo đó bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn loại hàm tốt nhất dành cho bạn.

Hàm duy trì là gì? Các thắc mắc thường gặp khi đeo hàm duy trì 2
Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa được thiết kế dựa theo khung hàm của từng người

Thắc mắc hàm duy trì đeo bao lâu?

Thời gian đeo hàm duy trì thường rơi vào từ 6 - 12 tháng kể từ khi tháo niềng, trong đó tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người mà thời gian đeo hàm duy trì sẽ linh hoạt thay đổi, cụ thể:

  • Răng và nướu yếu: Răng sẽ có khả năng cao bị dịch chuyển, nên rất khó cố định trong thời gian ngắn, làm kéo dài thời gian đeo từ 12 tháng trở lên.
  • Răng và nướu khỏe: Thời gian đeo hàm duy trì sẽ ngắn hơn vì răng đã vào vị trí ổn định, nhưng cần đảm bảo thời gian đeo từ 12 tiếng mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 6 - 9 tháng.
  • Đeo hàm duy trì trên 1 năm: Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra và cân nhắc thời gian đeo từ 3 - 4 ngày mỗi tuần.
Hàm duy trì là gì? Các thắc mắc thường gặp khi đeo hàm duy trì 3
Thời gian đeo hàm duy trì trung bình bao lâu?

Một số thắc mắc thường gặp khi đeo hàm duy trì

Sau đây là một vài câu hỏi và tình huống thực tế đã xảy ra khi đeo hàm duy trì, mọi người đọc tham khảo để có cách xử lý tình huống cho bản thân nhé.

Răng bị dịch chuyển khi đeo hàm duy trì phải làm sao?

Nhiều người vẫn thường thắc mắc sau khi niềng răng xong có bị chạy lại không? Thực tế câu trả lời là có, nhưng sẽ tùy thuộc vào mức độ dịch chuyển của răng mà áp dụng các giải pháp tương ứng dưới đây.

Thiết kế và đeo lại hàm duy trì mới: Răng bị “chạy” khả năng cao là do hàm duy trì không ôm sát cung răng, nên bạn có thể phải làm lại và đeo hàm duy trì mới để đảm bảo kết quả niềng răng. Hơn nữa bạn cần lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín trong ngành để tránh gặp bác sĩ có chuyên môn thấp dẫn đến việc răng bị “chạy”.

Tăng thời gian đeo hàm duy trì: Trong quá trình đeo hàm duy trì, có nhiều khách hàng không đeo đúng thời gian quy định làm răng bị dịch chuyển. Do đó bắt buộc phải đeo niềng tối đa 22 tiếng mỗi ngày và đeo liên tục trong 1 năm để đảm bảo khung xương hàm ổn định.

Chỉnh nha lại lần nữa: Giải pháp chỉnh nha lại từ đầu áp dụng cho các trường hợp nặng, nên cần phải đeo niềng răng thêm 6 tháng để siết dây cung chỉnh răng lệch trở lại vị trí tốt nhất.

Hướng dẫn vệ sinh hàm duy trì

Để quá trình đeo hàm duy trì tốt nhất, bên cạnh việc tuân theo thời gian thì vệ sinh hàm duy trì là yếu tố không thể thiếu, dưới đây là 4 bước để bạn vệ sinh hàm duy trì đúng nhất.

  • Bước 1: Chuẩn bị nước ấm, bàn chải đánh răng lông mềm, bông tăm và nước ngâm hàm duy trì chuyên dụng.
  • Bước 2: Vệ sinh hàm duy trì sơ qua bằng nước ấm, dùng bàn chải và kem đánh răng vệ sinh sạch hàm.
  • Bước 3: Dùng bông tăm nhúng vào nước sạch để lấy những mảng thức ăn còn bám lại ở các khe nhỏ mà bàn chải không làm sạch.
  • Bước 4: Bỏ hàm duy trì ngâm trong nước chuyên dụng từ 5 - 10 phút để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có hại.
  • Bước 5: Để ráo nước, lau khô lại và bảo quản trong hộp đựng.
Hàm duy trì là gì? Các thắc mắc thường gặp khi đeo hàm duy trì 4
Các bước vệ sinh hàm duy trì đúng cách

Nguyên tắc ăn uống khi đeo hàm duy trì

Chế độ dinh dưỡng cùng đóng vai trò quan trọng không kém, dưới đây là các thực phẩm bạn cần kiêng cữ để bảo vệ sức khỏe răng miệng và bảo quản hàm duy trì tốt hơn.

  • Thực phẩm nhiều đường và tinh bột: Vì có độ bám dính vào răng nên sẽ dễ tích tụ trong kẽ răng, gây ra các bệnh về răng cao. Nếu không biết cách làm sạch dễ tích tụ vi khuẩn trong kẽ răng, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh răng miệng nguy hiểm thường gặp như sâu răng, viêm nướu,...
  • Nước ngọt có ga và các nước có màu đậm: Như cà phê, socola làm hàm duy trì và răng ố vàng.
  • Thực phẩm cứng và giòn: Làm ảnh hưởng đến chất lượng hàm duy trì như các loại hạt hạnh nhân, óc chó, hạt điều, khoai tây chiên,...

Hy vọng thông tin trên đã cung cấp cho bạn đọc câu trả lời về các vấn đề liên quan đến việc đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng răng. Qua đó mọi người có thể hiểu được bước đeo hàm duy trì mang ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để bạn có được một hàm răng đẹp, đều đặn nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin