Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Hàm duy trì là gì và cần đeo bao lâu sau khi tháo niềng?

Ngày 30/11/2020
Kích thước chữ

Thông thường sau khi kết thúc niềng răng, bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu đeo hàm duy trì. Vậy hàm duy trì là gì và cần đeo bao lâu sau khi tháo niềng?

Hàm là khí cụ có tác dụng duy trì có tác dụng để đảm bảo sự ổn định tại vị trí mới của răng, tránh bị xô lệch và trở về vị trí ban đầu. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân đeo các loại hàm duy trì phù hợp tùy vào từng tình trạng mỗi người.

Hàm duy trì là gì?

Sau khi tháo bỏ khí cụ chỉnh nha xong, bạn bắt buộc phải đeo khí cụ hỗ trợ để ổn định và duy trì kết quả sau khi nắn chỉnh. Lúc này hàm răng của bạn đã tương đối đều đặn và đạt tỷ lệ tương quan khớp cắn chuẩn, tuy nhiên chưa có độ chắc khỏe và ổn định. Loại khí cụ có tác dụng giúp ổn định răng sau niềng được gọi là hàm duy trì.

Hàm duy trì được các bác sĩ chỉ định sử dụng sau khi quá trình niềng răng hoàn tất và sẽ đeo lên răng của người chỉnh nha sau khi tháo mắc cài. Hàm duy trì thường có 2 dạng đó là cố định và tháo lắp. 

Hàm duy trì là gì và cần đeo bao lâu sau khi tháo niềng 1Hàm duy trì là một khí cụ giúp ổn định răng sau niềng.

Tác dụng của hàm duy trì

Thông thường răng sẽ gặp áp lực mô mềm trong quá trình niềng răng đồng thời xương và răng cũng chưa kịp thích nghi với sự thay đổi sau khi niềng.

Nguyên nhân là bởi hàm răng đã phải trải qua một đợt chịu lực xiết, cả răng và xương hàm đều nhạy cảm và yếu hơn bình thường. Ngoài ra, trong quá trình ăn uống, các răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều. Bởi vậy, răng rất dễ có xu hướng về lại vị trí ban đầu.

Lúc này sử dụng hàm duy trì sẽ giữ cho các răng ổn định ở nguyên vị trị mới, không bị xô lệch hay sai lệch về thế và chiều răng cho đến khi xương, răng và nướu của bạn có thể thích nghi với sự thay đổi này.

Hàm duy trì là gì và cần đeo bao lâu sau khi tháo niềng 2Bắt buộc phải đeo hàm duy trì sau niềng răng.

Cần đeo hàm duy trì trong bao lâu sau khi tháo niềng?

Đeo hàm duy trì trong bao lâu tùy thuộc vào tình trạng riêng của từng người. Muốn biết chắc chắn, bạn cần trao đổi trực tiếp bác sĩ điều trị và phải có chế độ sinh hoạt hợp lý, chăm sóc sức khỏe răng miệng kĩ lưỡng để tăng hiệu quả khi đeo hàm duy duy trì đồng thời rút ngắn thời gian đeo. Cụ thể thời gian đeo hàm duy trì cho từng đối tượng như sau:

  • Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu đeo hàm duy trì cho đến độ tuổi trưởng thành là khoảng 20 tuổi trong một số trường hợp chỉnh nha cho trẻ em.
  • Người trưởng thành có tình trạng xương hàm và răng không khỏe mạnh, hồi phục lâu thì thời gian đeo hàm duy trì có thể lên đến 6 - 12 tháng.
  • Còn nếu tình trạng xương hàm-răng khỏe mạnh và hồi phục nhanh chóng thì chỉ cần đeo hàm duy trì trong khoảng từ 1 - 3 tháng. Trường hợp bệnh nhân có hàm răng yếu, có thể sẽ phải đeo trong thời gian dài để hỗ trợ, thậm chí vĩnh viễn.

Sau nhiều tháng đeo hàm duy trì liên tục, bác sĩ thường khuyên bạn nên đeo hàm duy trì vào ban đêm khi ngủ trong 3 - 4 ngày/tuần. Càng về sau, thời gian và tần suất bạn cần đeo hàm duy trì sẽ giảm dần. Tác dụng của việc làm này là để giúp răng làm quen một cách từ từ với khả năng ăn nhai. Sau khi xác định hàm ổn định hoàn toàn, bác sĩ sẽ chỉ định kết thúc đeo hàm duy trì.

Hàm duy trì là gì và cần đeo bao lâu sau khi tháo niềng 3Thời gian đeo hàm duy trì ngắn hay dài tùy thuộc vào tình trạng răng.

Ngoài việc đeo hàm duy trì để cố định hàm răng sau niềng. Bạn cũng cần phải chuẩn bị một chế độ ăn uống hợp lý để góp phần rút ngắn thời gian đeo hàm duy trì.

Hường

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin