Củ kiệu là nguyên liệu phổ biến trong các gian bếp Việt và món củ kiệu muối luôn có mặt trong mỗi mâm cơm Tết mỗi độ Tết đến Xuân về. Chẳng phải sơn hào hải vị cao sang nhưng vị chua thanh, trắng giòn của củ kiệu được rất nhiều người yêu thích. Nhưng có thể bạn chưa biết, củ kiệu còn là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y với khả năng điều trị “bách bệnh”. Cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Dưới đây là một số bài thuốc quý từ củ kiệu:
Các bài thuốc từ củ kiệu
Chữa sưng đau khớp với củ kiệu
Nguyên liệu vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 20g củ kiệu cùng với giấm.
Chữa sưng đau khớp với củ kiệu.
Củ kiệu bạn mang giã nát trộn cùng với giấm rồi đun nóng trong khoảng vài phút thì dùng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên vùng khớp sưng đau. Thực hiện mỗi buổi tối bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức xương khớp của mình được cải thiện đáng kể.
Trị nôn khan với củ kiệu
Nếu bạn đang có dấu hiệu nôn khan và trong nhà lại có sẵn củ kiệu thì còn chần chừ gì nữa mà không áp dụng ngay cách làm này.
Bạn chỉ cần cho củ kiệu đã rửa sạch rồi đập dập sau đó cho khoảng 500ml nước sạch vào, đun cho đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Chờ nước nguội bớt thì uống trước mỗi bữa ăn để cải thiện tình trạng nôn khan.
Bài thuốc chữa viêm mũi với củ kiệu
Chuẩn bị: Củ kiệu 10gr, tân di hoa 7g, mộc qua 9g, ba vị.
Thực hiện: Các nguyên liệu sau khi chuẩn bị đầy đủ và rửa sạch thì bạn cho vào sắc cùng với nước. Với lượng nguyên liệu như trên, bạn nên cho khoảng 400ml nước đun đến khi còn 1/3 thì tắt bếp. Dùng nước ngày uống liên tục trong khoảng 10 ngày, tình trạng viêm mũi của bạn sẽ thuyên giảm đáng kể đấy.
Chữa tức ngực, khó thở cháo củ kiệu
Bạn chuẩn bị khoảng 15g củ kiệu, gạo kê, dầu vừng.
Cháo củ kiệu giúp hỗ trợ điều trị tức ngực, khó thở
Thực hiện: Củ kiệu bạn rửa sạch rồi giã nát, gạo kê đun thành cháo nhuyễn. Cuối cùng, bạn trộn củ kiệu vào cháo, nêm thêm gia vị vừa ăn rồi khuấy đều.
Ăn món này vào mỗi buổi sáng – tối, liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày bệnh tình của bạn sẽ chuyển biến đáng kể đấy.
Chữa bỏng với củ kiệu
Với những người bị bỏng nhẹ, bỏng rát nhưng không bị trợt da thì có thể dùng củ kiệu rửa sạch, giã nát và trộn cùng mật ong nguyên chất. Tiếp đó, bạn vệ sinh vùng da bị bỏng rồi đắp hỗn hợp này lên.
Giữ nguyên khoảng 15 - 30 phút thì vệ sinh lại với nước sạch. Lưu ý, chỉ dùng củ kiệu chữa bỏng với những vết bỏng nhẹ, không bị trợt da. Còn với tình trạng bỏng nặng thì bạn nên nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và can thiệp đúng cách..
Chữa đau thắt tim với củ kiệu
Nguyên liệu gồm: Củ kiệu 10g, đan sâm 10g, khương hoàng 10g, ngũ linh chi 10g, quế chi 7g, hồng hoa 10g, trầm hương 4g và qua lâu 20g. Sau khi chuẩn bị bạn cho vào nồi đất và sắc thuốc uống hàng ngày.
Bạn nên mua các vị thuốc này cơ sở uy tín, tránh mua phải hàng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh.
Bài thuốc từ củ kiệu chữa kiết lỵ, tiêu chảy
Chuẩn bị: Củ kiệu 9g, sài hồ 9g, bạch thược 12g, cam thảo 4g.
Mang sắc nước uống. Hoặc bạn cũng có thể cho thêm gạo vào đun thành cháo ăn mỗi sáng.
Chữa kiết lị, tiêu chảy với củ kiệu và các vị thuốc khác.
Chữa lở ngứa
Ngoài củ kiệu, lá kiệu cũng mang đến hiệu quả trị bệnh tuyệt vời. Bạn có thể dùng lá kiệu mang rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát và đắp lên vùng da bị bệnh hoặc bạn cũng có thể đun lá kiệu để rửa, cảm giác ngứa ngáy khó chịu của bạn sẽ được xoa dịu nhanh chóng.
Cai nghiện thuốc phiện với củ kiệu
Kinh nghiệm dân gian ta truyền lại rằng, những người bị nghiện hút nên tích cực ăn kiệu muối mỗi sáng sớm, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc mỗi khi cơn nghiện phát tác thì sẽ giảm bớt cảm giác khó chịu.
Y học hiện đại cũng đã ghi nhận những lợi ích tuyệt vời của củ kiệu với sức khỏe con người như: Giảm cholesterol, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giúp giải cảm, giúp bổ sung nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, hỗ trợ điều trị táo bón,….
Một số lưu ý khi sử dụng củ kiệu làm thuốc
- Mặc dù mang đến hiệu quả trị bệnh, tuy nhiên việc tự sắc thuốc tại nhà khi chưa có sự thăm khám của giới chuyên môn là khá nguy hiểm. Thêm vào đó, các vị thuốc kết hợp cùng củ kiệu cần được đảm bảo chất lượng tốt nhất.
- Củ kiệu tốt cho sức khỏe nhưng những người bị khí hư tuyệt đối không sử dụng loại thực phẩm này.
- Người bị đau đầu cũng nên hạn chế sử dụng.
- Người mắc dạ dày không nên ăn quá nhiều kiệu, đặc biệt là kiệu muối để tránh loét dạ dày và trào ngược dạ dày.
Trên đây là một số bài thuốc quý từ củ kiệu mà bạn có thể tham khảo và áp lực. Để bảo vệ sức khỏe tốt hơn hết, bạn nên chủ động khám định kỳ 6 tháng/lần và thăm khám ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn sức khỏe dồi dào!
Lại Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp