Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với thể trạng của phụ nữ sau sinh thường khá yếu nên đòi hỏi trong quá trình sinh hoạt hằng ngày phải tuân thủ và kiêng cữ một số điều nhất định. Không ít những kinh nghiệm kiêng cữ sau sinh theo dân gian đã và đang còn được áp dụng đến nay. Vậy những quan điểm này có đúng không, đâu là các kiêng cữ bạn nên áp dụng và loại bỏ.
Giai đoạn kiêng cữ sau sinh còn được gọi là ở cữ, đây là khoảng thời gian để các mẹ có thể phục hồi sức khỏe sau khoảng thời gian vượt cạn thành công. Theo quan niệm dân gian trước đây phụ nữ sau khi sinh có thể phải ở cữ tận 100 ngày.
Sau giai đoạn sinh nở đầy khó khăn, sức khỏe của nhiều chị em bị yếu đi về nhiều mặt nhất là thể lực và tinh thần. Tình trạng này là do việc bị mất máu quá nhiều khi sinh, mệt mỏi kéo dài trong thời kỳ mang thai và những cơn đau khi mang thai “làm phiền”. Theo kinh nghiệm từ dân gian và nghiên cứu ở hiện tại thì một số những lưu ý kiêng khem sau sinh dưới đây vẫn còn đúng và bạn nên thực hiện:
Sau khi sinh, thận khí của người phụ nữ đang trong trạng thái suy nhược, các mẹ rất dễ bị nhiễm lạnh. Do đó hạn chế tiếp xúc với với nước lạnh là điều cần thiết như: Không nên dùng nước lạnh để tắm, giặt đồ,… Nhưng nếu trong khoảng thời gian ở cữ không tắm thì cũng không tốt chút nào. Các mẹ nên dùng khăn ấm lau mình, xông hơi cho ra mồ hôi. Cuối cùng, lau lại với khăn sạch. Nếu cơ thể người mẹ không vệ sinh trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển từ đó khiến mẹ và trẻ có thể mắc một số căn bệnh nguy hiểm.
Một số quan điểm kiêng cữ sau sinh theo dân gian vẫn còn đúng ở hiện tại
Sau khi sinh, các mẹ nên sử dụng ấm để rửa âm đạo mỗi ngày, cách này vừa để chống mùi hôi và giúp tránh nhiễm trùng hiệu quả.
Nếu có thời gian hãy sử dụng chai nước nóng hay túi chườm nóng để chườm khu vực bụng và lưng và 2 bên bẹn. Cách này sẽ giúp các mẹ giảm tình trạng đau lưng, mỏi gối giúp cơ thể sau sinh nhanh chóng được phục hồi. Ngoài ra, chườm nóng còn hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu tại chỗ tốt hơn, tăng sức đàn hồi của các bắp thịt, giúp phần da bụng sau sinh bớt nhăn nheo lại.
Theo quan niệm dân gian phụ nữ sau sinh cần nằm một chỗ và kiêng vận động. Nhưng nếu kiêng vận động trong thời gian dài sẽ làm khí huyết khó lưu thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bởi vậy, điều này chỉ đúng với việc các bạn chỉ cần kiêng vận động nặng và mạnh. Nếu không các vết thương trong quá trình sinh nở khó có thể lành lại nhanh chóng. Ngoài ra, bạn chỉ nên thực hiện các bài luyện tập hồi sức, động tác nhẹ nhàng và đi đứng cẩn thận để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ở cữ bao lâu được uống nước đá? Đây là một trong những thắc mắc của nhiều chị em. Trong giai đoạn mang thai, bạn phải nạp rất nhiều đồ ăn bổ dưỡng để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Nhưng khi sinh nở lại “lấy đi” khá nhiều máu, điều cần thiết lúc này là phải bổ sung lại lượng máu đã mất.
Tuy nhiên những đồ ăn lạnh lại không phù hợp với phụ nữ sau sinh như: Nước đá, cua, rau đay, cá, ốc. Chỉ nên ăn các thực phẩm như: Mướp, cà chua, thịt nạc, rau đậu, chuối.
Kiêng ăn uống đồ lạnh là quan điểm kiêng cữ dân gian vẫn đúng hiện nay
Một số quan niệm kiêng cữ sau sinh theo dân gian đã không còn phù hợp ở hiện tại do không có cơ sở khoa học. Một số bác sĩ chỉ ra rằng những điều kiêng cữ sau đây là không phù hợp:
Theo quan điểm trước đây thì việc đọc báo và xem tivi sẽ khiến cho phụ nữ sau sinh bị giảm thị lực một cách nhanh chóng. Tuy nhiên đây là quan điểm không đúng. Trên thực tế, thị lực của phụ nữ không có gì thay đổi cả lúc trước và sau khi sinh em bé. Quá trình hồi sức sau sinh không được chú tâm và ảnh hưởng từ việc chăm sóc trẻ mới chính là nguyên nhân khiến mắt bị mệt mỏi. Các chuyên gia khuyến khích các mẹ vẫn được xem tivi và đọc thêm sách với khung thời gian phù hợp để cập nhật tin tức, và hạn chế bị chứng trầm cảm sau sinh.
Kiêng tắm sau sinh đối với phụ nữ là một quan niệm sai lầm. Thậm chí trước đây, nhiều phụ nữ trong thời gian thời gian ở cữ bắt buộc phải kiêng đụng nước, nhịn tắm. Nếu không được tắm vô hình chung sẽ làm nhiều vi khuẩn gây hại có thể phát triển gây tác động xấu cho sức khỏe của mẹ và bé.
Trên thực tế, các mẹ với thể trạng khỏe có thể tắm bằng nước ấm cách từ 3 – 4 ngày sau khi sinh để đảm bảo vệ sinh. Nếu sức khỏe yếu hơn thì có thể sử dụng khăn ấm để tiến hành lau toàn thân.
Kiêng tắm gội cả tháng là quan điểm sai lầm dễ khiến phụ nữ sau sinh mắc bệnh
Chế độ dinh dưỡng sau sinh là việc rất quan trọng. Đòi hỏi cần phải đa dạng để giúp sức khỏe có thể phục hồi nhanh chóng, đồng thời tăng cường thêm sữa cho bé. Theo kiêng cữ dân gian trước đây, việc cho muối vào đồ ăn của phụ nữ trong tháng đầu sau khi sinh là điều “cấm kỵ”.
Thế nhưng, điều này vô tình làm cho các mẹ bị chán ăn và làm giảm hương vị của món ăn. Đồng thời, khoảng thời gian này nước tiểu và mồ hôi của các mẹ cũng tiết ra nhiều hơn, nên vẫn phải được cung cấp đủ nước và muối trong khoảng thời gian ở cữ này.
Sau khi sinh có nên cho mẹ và bé nằm than hay không? Đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều gia đình để các mẹ và em bé sau khi trở về nhà từ bệnh viện cần phải có một bếp than đặt dưới giường để tránh ảnh hưởng sức khỏe và hạn chế những thứ không tốt. Nhưng đây quan điểm kiêng cữ sau sinh theo dân gian hoàn toàn sai lầm.
Khói than có chứa nhiều khí CO2 làm ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của cả mẹ và trẻ. Đồng thời khi mới sinh, da trẻ còn non nớt, than nóng sẽ dễ làm bỏng, hoặc khiến trẻ bị nổi rôm sảy. Đặc biệt, nếu là trẻ sinh mổ, khi nằm than dễ gây ra tình trạng chất đàm nhớt bên trong dạ bị khô cứng lại, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hô hấp.
Nằm than sau sinh là quan điểm kiêng cữ sau sinh không còn đúng
Trên đây là những điều kiêng cữ sau sinh theo dân gian mà bạn nên và không nên thực hiện tại nhà. Khoảng thời gian ở cữ là thời điểm quan trọng, đòi hỏi bạn phải chú ý chăm sóc sức khỏe một cách đúng đắn. Nếu không sẽ rất dễ xuất hiện những “sự cố không mong muốn” cho trẻ và chính mình.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.