Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hiện tượng có thai nhưng vẫn có kinh là như thế nào?

Ngày 24/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tình trạng mất kinh chính là dấu hiệu nghi ngờ của việc mang thai. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ bầu cảm thấy hoang mang không biết tại sao mình vẫn có kinh trong khi đang mang thai, thậm chí là đã thử que 2 vạch hoặc đi khám rồi. Vậy hiện tượng có thai nhưng vẫn có kinh là như thế nào?

Mang thai là thời kỳ quan trọng và nhạy cảm đối với mẹ bầu. Hầu như ai cũng biết rằng khi mang thai thì việc có kinh nguyệt là điều không thể nào xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp khi đi khám biết mình có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt xuất hiện. Vậy hiện tượng này là do đâu? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt qua bài viết dưới đây nhé.

Hiện tượng mẹ bầu có thai nhưng vẫn có kinh

Khi trứng thụ tinh với tinh trùng và di chuyển đến tử cung để làm tổ. Lớp niêm mạc ở bên trong tử cung sẽ dày lên tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã thụ tinh được bảo vệ trong suốt quá trình mang thai. Do đó, chị em sẽ không thể nào có kinh nguyệt kể từ khi mang thai. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt xảy ra như chị em phụ nữ đã mang bầu nhưng vẫn xuất hiện máu như hành kinh. Vậy hiện tượng này là như thế nào? 

Nhầm lẫn giữa máu kinh nguyệt và máu báo thai

Có nhiều chị em hay nhầm lẫn giữa máu của kinh nguyệt với máu báo thai nên dẫn đến tình trạng hiểu lầm rằng có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt.

  • Máu kinh nguyệt: Thường có màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, xuất hiện từ 3-7 ngày.
  • Máu báo thai: Thường có màu hồng hoặc màu đỏ tươi, thường xuất hiện khá ít từ 1-2 ngày.
Hiện tượng mẹ bầu có thai nhưng vẫn có kinh là gì Có nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa máu kinh nguyệt với máu bào thai 

Thời gian thụ thai trùng với thời gian xuất hiện kinh nguyệt

Khi có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt xuất hiện có thể là do thời điểm thụ thai vô tình trùng với thời điểm mà bạn có kinh. Lúc này, do túi thai còn bé nên chưa thể thoát hết được toàn bộ buồng tử cung dẫn đến giữa niêm mạc tử cung và túi ối xuất hiện một khoảng trống. Đến khi niêm mạc tử cung bị bong tróc, đôi lúc còn xuất hiện chảy máu với lượng ít hoặc nhiều, thời gian ngắn hoặc dài tùy thuộc vào từng trường hợp và chỉ xảy ra ở khoảng đầu thai kỳ. Cho đến khi túi ối đã phát triển lớn hơn thì bạn mới không còn gặp tình trạng chảy máu nữa.

Hiện tượng có thai nhưng có kinh nguyệt là sao? 

Chị em khi thấy mình ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu sẽ rất băn khoăn và lo lắng vì đây có thể là một trong những dấu hiệu của một vài vấn đề như sảy thai, mang thai ngoài tử cung,... Vì vậy, khi thấy hiện tượng này xảy ra, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân chính xác cũng như có được biện pháp điều trị bệnh kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Đối với tình trạng mang thai ngoài tử cung, lượng máu sẽ ra tương đối ít, có màu sẫm hoặc đen và không đông lại. Nếu như bạn gặp phải tình trạng này thì cần phải đi điều trị sớm để không gây ra nguy hiểm đối với tính mạng của cả mẹ và bé.

Nguyên nhân dẫn đến hiểu lầm có thai vẫn có kinh nguyệt 

Tam cá nguyệt đầu tiên

Âm đạo chảy máu là hiện tượng phổ biến ở trong tam cá nguyệt thứ nhất. Đây là hiện tượng dễ gây hiểu lầm cho chị em nghĩ rằng có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt. Thực chất đây chỉ là một tình trạng máu ra báo thai, có máu lốm đốm xảy ra khi nhau thai đã bám vào tử cung thành công.

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến chảy máu âm đạo bất thường trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ như:

  • Thai chết lưu;
  • Thai ở bên ngoài tử cung;
  • Sảy thai;
  • Xuất huyết ở bên dưới màng đệm.
Tại sao có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt Tam cá nguyệt đầu tiên là hiện tượng bào thai chảy máu

Chảy máu âm đạo sau tuần thứ 20

Một số nguyên nhân chính làm cho bạn chảy máu âm đạo ở giai đoạn tuần thứ 20 của thai kỳ là do:

  • Viêm cổ tử cung hoặc polyp cổ tử cung: Khiến cho mẹ bầu thấy xuất hiện máu âm đạo.
  • Nhau tiền đạo: Trạng thái khi nhau thai bám sát gần với cổ tử cung hoặc cổ tử cung bị che lấp.
  • Sinh non hoặc chuyển dạ: Xuất hiện máu lẫn với chất nhầy ở âm đạo. Nếu như hiện tượng này xảy ra trước tuần 37 thì gọi là sinh non, còn sau tuần 37 thì gọi là dấu hiệu sinh lý báo chuyển dạ.
  • Vỡ tử cung: Vùng tử cung bị đau đột ngột, tử cung không có hình dạng ban đầu, âm đạo ra máu, choáng, buồn nôn, mệt mỏi,... Nếu như các triệu chứng này không được điều trị kịp thời có thể gây ra tử vong.
  • Nhau thai bong non: Đây là hiện tượng rau bong sớm trước khi sổ thai.

Khi nào thì cần đi khám bác sĩ? 

Chị em phụ nữ khi có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt thì có thể là do bạn đã nhầm lẫn với hiện tượng chảy máu âm đạo giai đoạn thai kỳ. Do đó, để đảm bảo cho sức khỏe thì các mẹ nên chú ý quan sát tình trạng của bản thân, đồng thời cũng nên đi khám nếu như thấy xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Bị đau vùng xương chậu.
  • Chóng mặt, ngất xỉu, mệt mỏi.
  • Chảy quá nhiều máu.
  • Xuất hiện máu đông.
  • Tại vùng âm đạo xuất hiện dịch màu đỏ tươi và cần dùng đến băng vệ sinh.
có thai nhưng vẫn có kinh có đáng lo không Nếu thấy sức khỏe của bản thân không ổn thì chị em nên đi gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về hiện tượng có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt. Đây là hiện tượng khiến cho nhiều chị em nhầm lẫn giữa kinh nguyệt và chảy máu âm đạo hoặc một số dấu hiệu bệnh khác. Nếu như nhận thấy bản thân có thai nhưng vẫn có kinh một cách bất thường thì hãy lập tức đi tới phòng khám phụ sản để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm