Dịch thuỷ tinh bị co lại, dần dần ra xa khỏi bề mặt trong của mắt là nguyên nhân xuất hiện những đốm sáng ở mắt. Hiện tượng mắt nhìn thấy đốm sáng tương tự như lúc bị va đập vào mắt và nhìn thấy “sao”. Những đốm sáng đó sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý nguy hiểm.
Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu xem hiện tượng mắt nhìn thấy đốm sáng là gì, có thực sự nguy hiểm không trong bài viết dưới đây nhé!
Triệu chứng thường gặp khi mắt nhìn thấy đốm sáng
Bình thường, dịch thuỷ tinh là môi trường trong suốt nhưng khi bị thoái hoá hoặc biến chất và nhiều nguyên nhân khác, có thể gây nên hiện tượng:
-
Chấm, đốm sáng trong mắt cỡ khoảng 1 - 3 giây sau đó biến mất.
-
Có thể nhìn thấy rõ đốm sáng khi bệnh nhân nhìn vào một bức tường trắng hoặc bầu trời xanh.
Việc nhìn thấy những đốm sáng ở những người lớn tuổi không quá nghiêm trọng. Nhưng hãy cẩn thận vì đây cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lý tổn thương ở mắt.
Hiện tượng mắt nhìn thấy đốm sáng không hiếm gặp
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mắt nhìn thấy đốm sáng
Dịch thủy tinh là thành phần quang học quan trọng của mắt. Đây là môi trường có cấu trúc trong suốt phù hợp với chức năng truyền ánh sáng từ bên ngoài đến võng mạc và từ võng mạc sẽ tạo hình ảnh sắc nét thông qua dây thần kinh thị giác gửi đến não bộ.
Khi về già, mắt của bạn sẽ dần bị thoái hoá do dịch thuỷ tinh co lại. Ngoài ra, bệnh nhân có tổn thương mắt hoặc đầu cũng có khả năng khiến co dịch thuỷ tinh và tạo thành chấm hay đốm sáng trong mắt. Những đốm sáng này có dạng như chấm nhỏ, hình tròn, thường di chuyển trong thị trường.
Những ai dễ gặp phải hiện tượng mắt nhìn thấy đốm sáng?
Hiện tượng mắt nhìn thấy đốm sáng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến hơn ở những người từ 45 tuổi trở lên khi mắt đã thoái hoá.
Ngoài ra, những bệnh nhân mắc một trong số bệnh sau có thể nhìn thấy những đốm sáng ở mắt:
-
Rách hoặc bong võng mạc là một vấn đề nghiêm trọng.
-
Đã phẫu thuật đục thuỷ tinh thể hay phẫu thuật bằng lazer YAG ở mắt.
-
Từng bị tổn thương mắt hay viêm trong mắt.
-
Bong dịch kính sau: Bệnh hay gặp ở người cận thị.
-
Bệnh migraine: Đây là tình trạng đau nửa đầu kèm theo triệu chứng thị giác nhưng gây tổn thương thực thể ở mắt.
Không phải tất cả những trường hợp nhìn thấy đốm sáng ở mắt là nghiêm trọng nhưng hãy đến gặp ngay bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt của mình khi gặp phải tình trạng này. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của sự tổn thương ở mắt mà bạn cần lưu ý.
Đốm sáng xuất hiện ở mắt hay gặp ở người lớn tuổi
Khi nào người nhìn thấy đốm sáng cần đến gặp bác sĩ?
Sự xuất hiện của những đốm sáng ở mắt có thể biến mất nhưng cũng có thể là dấu hiệu của việc võng mạc bị rách hay bong ra. Nếu bạn đang ở độ tuổi trên 45 tuổi, đã từng bị tổn thương ở mắt hoặc đầu hay cận thị mà thấy đốm sáng ở mắt kèm theo những triệu chứng sau thì đến gặp bác sĩ ngay:
-
Đột ngột tăng số lượng và kích thước đốm sáng.
-
Đột ngột xuất hiện đốm sáng.
-
Mắt lờ mờ có bóng hoặc rèm mờ ở tầm nhìn ngoại vi.
-
Có bóng di chuyển qua lại trong tầm nhìn.
-
Suy giảm khả năng nhìn của mắt một cách đột ngột.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp chẩn đoán mắt khi nhìn thấy đốm sáng
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ nhãn khoa có thể hỏi về những bệnh mà bệnh nhân từng mắc để biết có tổn thương ở mắt và vùng đầu không.
- Dùng đèn pin soi vào đôi mắt của để kiểm tra những biến đổi trong mắt.
- Kiểm tra thị lực của mắt xem bạn có bị cận thị hay không.
- Chẩn đoán bệnh bằng cách nhỏ một mẫu nhỏ làm con ngươi của mắt giãn ra để bác sĩ nhãn khoa có thể dễ dàng quan sát toàn bộ mắt của bệnh nhân. Phương pháp này nhằm chẩn đoán chính xác các bệnh về mắt mà người bệnh có thể mắc phải.
Phương pháp điều trị hiện tượng đốm sáng ở mắt hiệu quả
Hiện tượng nhìn thấy đốm sáng ở mắt là một tình trạng không quá nghiêm trọng. Sau một thời gian, hiện tượng sẽ giảm dần và có thể biến mất.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những đốm sáng này có thể là cảnh báo cho việc tổn thương võng mạc. Đây là bệnh cấp tính gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Người bệnh sẽ bị rối loạn thị giác, giảm thị lực, nặng nhất là mù loà vĩnh viễn. Một khi bạn có tổn thương võng mạc như rách hoặc bong ra thì phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật lazer.
Cách phòng ngừa hiện tượng mắt nhìn thấy đốm sáng
Mắt nhìn thấy đốm sáng là hiện tượng gặp hầu hết ở những người lớn tuổi, khi xuất hiện tình trạng lão hóa mắt. Do vậy, bạn không cần quá lo lắng khi gặp hiện tượng trên. Sau đây là một số cách có thể giúp bạn tránh gặp phải hiện tượng này:
-
Bảo vệ đôi mắt tránh khỏi ánh sáng gay gắt của mặt trời vào thời điểm nóng nhất trong ngày (từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều) bằng cách đeo kính râm chống tia UV.
-
Giảm cường độ tiếp xúc của mắt với ánh sáng xanh xuống một cách hợp lí. Những ánh sáng này có thể phát ra từ điện thoại, máy tính, ti vi…
-
Áp dụng quy tắc: 20-20-20 , tức là cứ 20 phút làm việc, bạn sẽ phải dành ra khoảng 20 giây và tập trung nhìn vào vật nào đó cách khoảng 20 feet (tương đương khoảng 6m).
-
Tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi nhằm bảo vệ đôi mắt khỏi tác nhân gây biến đổi dịch thủy tinh.
-
Đảm bảo khoảng cách đôi mắt với sách khi đọc: Ở trẻ nhỏ từ 25 đến 30 cm, người lớn từ 30 đến 35 cm.
-
Để mắt nghỉ ngơi đúng cách, không nên làm việc quá khuya. Có thể massage mắt để mắt nghỉ ngơi sau một ngày làm việc và học tập.
-
Duy trì dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung những vitamin và khoáng chất như vitamin A, E, C, B và kẽm... để giảm khả năng thoái hoá ở mắt.
-
Bệnh nhân cận thị cần đi khám định kì 6 tháng/lần theo đúng chỉ định của bác sĩ.
-
Bệnh nhân đã từng có tổn thương mắt hoặc đầu cần đến gặp bác sĩ ngay khi có hiện tượng mắt nhìn thấy đốm sáng.
-
Khi có dấu hiệu bất thường của mắt như bệnh lí nêu trên kèm theo đốm sáng mắt, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.
Phương pháp bảo vệ đôi mắt bằng cách bổ sung dinh dưỡng cần thiết
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng mắt nhìn thấy đốm sáng, phương pháp phòng ngừa và các nguy cơ mắc phải khi bạn nhìn thấy những đốm sáng này. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho quý độc giả. Đừng quên theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để cập nhập thêm về những kiến thức y học và đời sống. Chúc quý độc giả nhiều sức khỏe và bình an!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp