Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là do đâu và nên khắc phục như thế nào?

Ngày 23/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết tình trạng này bắt nguồn do đâu và nên khắc phục như thế nào.

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ mắc phải những vấn đề về tiêu hóa do hệ tiêu hóa lúc này còn non nớt và chưa hoàn thiện. Hiện tượng trẻ sơ sinh tiêu chảy sủi bọt rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ một cách tốt nhất ba mẹ hãy tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách giải quyết hiện tượng này nếu không may các con gặp tình trạng tiêu chảy sủi bọt nhé!

Hiện tượng trẻ sơ sinh tiêu chảy sủi bọt là như thế nào?

Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn đang ở trong giai đoạn phát triển nên chúng khá nhạy cảm và cần được chăm sóc cẩn thận. Kèm theo đó, sức đề kháng của trẻ sơ sinh không thực sự tốt, chính vì thế em bé khá dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Một trong những vấn đề khá nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đó là tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt.

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là do đâu và nên khắc phục như thế nào? Hiện tượng trẻ sơ sinh tiêu chảy sủi bọt là như thế nào?

Thông thường trẻ sơ sinh vẫn sẽ đi cầu sau khi bú mẹ, trung bình mỗi ngày từ 4 – 6 lần/ngày. Tuy nhiên nếu trẻ số lần đi cầu/ngày của trẻ nhiều hơn bình thường từ 3 cho đến 4 lần trở lên và phân khá lỏng, có hiện tượng sủi bọt li ti, li ti kèm theo hiện tượng sốt nhẹ nôn, trớ thì có thể là trẻ đã bị tiêu chảy.

Những tình trạng tiêu chảy mức độ nhẹ ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi sau từ 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, hiện tượng tiêu chảy ba mẹ nên đặc biệt lưu ý hơn ở trẻ nhỏ vì hiện tượng này có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng gây suy thận và suy hô hấp sơ sinh. Nếu trẻ nhỏ đang gặp phải các tình trạng tiêu chảy không đỡ kèm theo quấy khóc đau bụng nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Nguyên nhân của tình trạng tiêu chảy sủi bọt ở trẻ nhỏ là gì?

Để có thể hạn chế tình trạng tiêu chảy sủi bọt ba mẹ cần xác định nguyên nhân do đâu mà trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy sủi bọt ở trẻ nhỏ đó là:

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là do đâu và nên khắc phục như thế nào? 2 Trẻ bú quá nhiều sữa đầu của mẹ cũng có thể là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
  • Rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện đường ruột của trẻ dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Dị ứng thực phẩm có trong thức ăn hoặc dị ứng với sữa mẹ do thức ăn của mẹ chứ nhiều thức ăn có tính nhuận tràng hoặc phản ứng của thuốc.
  • Trẻ bú quá nhiều sữa đầu của mẹ cũng có thể gây ra tình trạng này vì sữa đầu tiết ra đầu tiên khi trẻ vừa bắt đầu bú nhưng lại chứa ít dinh dưỡng, calo và chất béo, nhưng lại chứa nhiều nước và lactose (đường sữa). Trẻ bú quá nhiều sữa đầu cũng sẽ bị dư thừa lượng lactose trong cơ thể. Khi không thể tiêu hóa hết lượng đường sữa này, hiện tượng tiêu chảy sủi bọt ở trẻ sơ sinh sẽ xảy ra.
  • Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng tiêu chảy sủi bọt ở trẻ nhỏ còn xuất phát từ việc khả năng hấp thụ của cơ thể bé còn yếu, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển làm cho con không thể dung nạp và hấp thụ hết các chất dinh dưỡng vào cơ thể. 

Đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng tiêu chảy sủi bọt của các con. Các bậc phụ huynh nên lưu ý các vấn đề này để có phương pháp hạn chế cũng như can thiệp sớm nhất nếu trẻ gặp phải tình trạng này.

Cách giải quyết khi bé bị tiêu chảy sủi bọt như thế nào?

Để giải quyết tình trạng tiêu chảy sủi bọt ở trẻ một cách nhanh chóng hiệu quả, chúng ta cần xác định nguyên nhân gây ra tiêu chảy sủi bọt, từ đó tìm phương án phù hợp nhất.

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là do đâu và nên khắc phục như thế nào? 3 Đưa trẻ sơ sinh đi khám khi bé có dấu hiệu tiêu chảy sủi bọt.

Nếu như bé bị rối loạn đường tiêu hóa ba mẹ hãy lưu ý vệ sinh sạch sẽ vật dụng và môi trường sống của trẻ, bao gồm cả núm vú giả, bình sữa, đồ chơi, gối, chăn, khăn… Như vậy sẽ hạn chế được đáng kể được tình trạng này.

Đối với tình trạng bé bị dị ứng, nên lưu ý đến chế độ ăn uống của mẹ hạn chế những thực phẩm gây nóng trong người, nhiều chất béo… hoặc lưu ý những thực phẩm mà trẻ bị dị ứng. Bên cạnh đó, bạn vẫn phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện.

Để tránh tình trạng bị mất nước cần bổ sung nhiều chất lỏng cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ bú nhiều hơn trong ngày để bù nước cho bé. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại nước điện giải đã được các bác sĩ khuyên dùng cũng đem lại hiệu quả tương đối tốt.

Nhìn chung, khi trẻ nhỏ gặp phải tình trạng tiêu chảy sủi bọt thì cơ thể sẽ mất nước nhanh chóng và có thể gây tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Ba mẹ không nên nghĩ đây chỉ là bệnh hệ tiêu hóa mà bỏ qua tính nghiêm trọng của hiện tượng tiêu chảy này. Hãy có những biện pháp can thiệp ngay khi có dấu hiệu hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ có chuyên môn cao thăm khám.

Trên đây là một số các chia sẻ về tình trạng tiêu chảy sủi bọt ở trẻ sơ sinh hy vọng ba mẹ đã phần nào hiểu hơn về cơ thể của trẻ nhỏ, đặc biệt là hệ tiêu hóa, chúng đang trong quá trình hoàn thiện nên rất nhạy cảm. Các nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa luôn tiềm tàng xung quanh trẻ đặc biệt là là hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt ba mẹ nên tìm hiểu kĩ và lưu ý trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Nếu có bất cứ những dấu hiệu nào bất thường liên quan đến hệ tiêu hóa của con hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay nhé!

Lại Thảo

Nguồn: Tham Khảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm