Hiểu đúng thuốc tiêm hạ sốt để đảm bảo an toàn tính mạng trẻ
Ngày 07/12/2017
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Hiểu đúng việc sử dụng thuốc hạ sốt, đặc biệt là thuốc tiêm hạ sốt cho trẻ là cách tốt nhất giúp trẻ hồi phục và đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của
Hiểu đúng việc sử dụng thuốc hạ sốt, đặc biệt là thuốc tiêm hạ sốt cho trẻ là cách tốt nhất giúp trẻ hồi phục và đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Trẻ sốt cao, mê man, co giật là những dấu hiệu nguy hiểm báo động. Bố mẹ cần nhanh chóng thực hiện các cách hạ sốt hợp lý và an toàn cho trẻ, trong đó việc sử dụng đúng loại thuốc hạ sốt rất quan trọng. Khi trẻ không thể dùng các loại thuốc uống hay nhét, thuốc tiêm hạ sốt là sự lựa chọn được các bác sĩ khuyên dùng.
Thuốc tiêm hạ sốt là gì?
Thuốc hạ sốt dạng tiêm được sử dụng trong bệnh viên khi có sự chỉ định, theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thành phần hạ sốt mà phần lớn các loại thuốc tiêm sử dụng là paracetamol. Thành phần này lành tính, ít tác dụng phụ, thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.
Thuốc tiêm hạ sốt sẽ được bác sĩ tiêm trực tiếp tiêm dưới da, bắp tay hoặc tĩnh mạch của trẻ. Dạng thuốc này có ưu điểm là được hấp thu trực tiếp vào máu do đó cho tác dụng nhanh, mạnh và đầy đủ hơn. Nhưng thuốc tiêm cũng có nhiều nhược điểm như hay gây sốc phản vệ, tỷ lệ rủi ro cao hơn nhiều so với đường uống. Bên cạnh đó, nếu dụng cụ tiêm truyền không vô trùng tốt dễ làm lây bệnh qua đường máu. Trẻ bị tiêm thường gặp đau đớn, thêm nữa, thuốc tiêm sẽ tốn kém hơn thuốc uống.
Thời điểm dùng thuốc tiêm hạ sốt
Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu gặp các trường hợp sau:
Trẻ bị sốt đặc biệt cao trên 40°C và sau 2 giờ sử dụng thuốc hạ sốt dạng uống hoặc đặt mà tình hình không cải thiện.
Trẻ sốt cao liên tục 38°C kèm theo các biểu hiện rất mệt mỏi như: nhức đầu, chóng mặt, cứng ngáy, mê man, co giật, không chịu uống nước.
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ khám và có thể dùng thuốc tiêm hạ sốt khi trẻ không uống, đặt được thuốc hạ sốt hoặc trẻ ở trong tình trạng cấp cứu.
Lưu ý khi dùng thuốc tiêm hạ sốt
Không dùng paracetamol để tự điều trị cho trẻ sốt cao (trên 39,5 độ C), sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát, trừ khi do bác sĩ hướng dẫn, vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng.
Tần suất tiêm thuốc hạ sốt sẽ tùy thuộc vào lứa tuổi khác nhau. Ví dụ: trẻ sơ sinh dùng liều 10 – 15mg/kg cho mỗi lần và cách 6-8 giờ dùng một lần (trong ngày dùng 3 – 4 lần). Trẻ lớn hơn cũng dùng liều như trẻ sơ sinh nhưng khoảng cách cho thuốc gần hơn, 4-6 giờ/lần, (4 – 6 lần/ngày) nhưng không dùng quá 5 lần trong vòng 24 giờ.
Thuốc hạ sốt sau khoảng gần 1 tiếng mới bắt đầu phát huy tác dụng và nhiệt độ của trẻ sẽ giảm dần. Do đó, khi đã dùng thuốc, bố mẹ phải kiên nhẫn, không nên sốt ruột. Nếu trẻ mệt mỏi, quấy khóc, dùng thuốc hạ sốt không hạ, bố mẹ cũng không được cho trẻ sử dụng thêm thuốc hạ sốt, điều này rất nguy hiểm.
Linh Lan
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.