Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cấp ẩm và khóa ẩm thường được nhắc đến trong quy trình dưỡng da. Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này để biết cách lựa chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp nhé.
Trong quy trình chăm sóc da, cấp ẩm và khóa ẩm là hai bước cơ bản nhưng vô cùng quan trọng để duy trì làn da mịn màng, căng tràn sức sống. Việc hiểu rõ khái niệm cấp ẩm và khóa ẩm sẽ giúp bạn lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp, tối ưu hóa hiệu quả chăm sóc da và giảm thiểu các vấn đề về khô ráp, nứt nẻ hay mất nước.
Cấp ẩm hay còn gọi là humectants, là những thành phần dưỡng da có khả năng hút ẩm từ môi trường và giữ nước trên bề mặt da, giúp làn da luôn căng mịn, mềm mại. Các chất cấp ẩm phổ biến như Glycerin, Hyaluronic Acid, và Ure hoạt động mạnh mẽ trong điều kiện độ ẩm không khí cao (trên 70%), giúp da hấp thu và duy trì độ ẩm tự nhiên.
Tuy nhiên, khi thời tiết trở nên khô lạnh và độ ẩm không khí giảm, các thành phần cấp ẩm có thể vô tình làm da mất nước. Lúc này, thay vì lấy nước từ môi trường, các hoạt chất này bắt đầu hút nước từ các lớp sâu trong da, dẫn đến tình trạng da khô căng, thậm chí có thể gây bong tróc. Đây là một trong những nhược điểm của các thành phần cấp ẩm, đặc biệt khi khí hậu hanh khô.
Sản phẩm cấp ẩm thường là lựa chọn lý tưởng cho mọi loại da, bao gồm cả da nhạy cảm và đặc biệt phù hợp với da dầu. Da dầu thường thiếu nước, khiến cơ chế tự nhiên của da phải tiết thêm dầu để bù đắp độ ẩm đã mất. Việc sử dụng các sản phẩm chứa chất cấp ẩm giúp bổ sung nước cho da, duy trì độ ẩm cân bằng và hạn chế tiết dầu nhờn.
Một số hoạt chất cấp ẩm thường gặp trong các sản phẩm dưỡng da như: Lô hội, Axit Hyaluronic, Glycerin (Glycerol), Axit Lactic; Axit Mandelic, Sorbitol, mật ong, Ure, Natri PCA,...
Khóa ẩm (occlusives) là các thành phần thường thấy trong kem dưỡng ẩm, hoạt động cùng với chất cấp ẩm để ngăn ngừa tình trạng da mất nước từ bên trong. Được ví như một lớp vỏ bọc bảo vệ, khóa ẩm giúp ngăn chặn sự bốc hơi của độ ẩm trên da, giữ cho làn da luôn mịn màng, căng mọng.
Chất khóa ẩm hoạt động như một lá chắn để bảo vệ da khỏi các chất ô nhiễm bên ngoài, chẳng hạn như gió lạnh, vi khuẩn, phấn hoa và các chất gây kích ứng khác. Người ta thường khuyến nghị luôn sử dụng chất khóa ẩm trong mùa đông hoặc khi ở trong môi trường có không khí lạnh và khô.
Tuy nhiên, với da dầu, sản phẩm chứa khóa ẩm có thể trở thành một thử thách. Do kết cấu thường đậm đặc và giàu dưỡng chất, chúng có thể gây bí da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn và bóng nhờn. Chính vì vậy, những ai có làn da dầu nên cân nhắc kỹ khi chọn sản phẩm có chứa thành phần khóa ẩm để tránh gây bất lợi cho da.
Thành phần khóa ẩm thường ở dạng dầu như: Dầu Argan, dầu bơ, sáp ong, bơ ca cao, dầu Jojoba, lanolin, dầu khoáng, parafin, bơ hạt mỡ, squalane,...
Để biết được làn da có cần cấp ẩm và khóa ẩm hay không, cần nhận biết được tình trạng da thiếu ẩm là như thế nào. Có thể hiểu rằng da mất nước là tình trạng da xảy ra khi da thiếu nước. Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kể loại da nào. Tức là những người có làn da dầu hoặc da hỗn hợp vẫn có thể bị mất nước. Da mất nước thường trông xỉn màu và có thể biểu hiện các dấu hiệu lão hóa sớm, như nếp nhăn trên bề mặt và mất độ đàn hồi.
Một cách hữu hiệu để biết da bạn có bị mất nước hay không là kiểm tra bằng cách véo da. Mặc dù kiểm tra này không mang tính xác định, nhưng đây là cách tốt để bắt đầu lưu ý với làn da của mình khi mới bắt đầu có dấu hiệu thiếu ẩm. Một số dấu hiệu có thể dễ nhận thấy như: Quầng thâm dưới mắt hoặc mệt mỏi, da xỉn màu, nhạy cảm hơn, có xuất hiện các nếp nhăn.
Cũng cần phân biệt tình trạng da mất nước và da khô. Ở tình trạng da mất nước thì nước là vấn đề chính. Ngược lại, ở da khô, nước không phải là vấn đề. Da khô là loại da, giống như da dầu hoặc da hỗn hợp, khi đó làn da thiếu dầu hoặc lipid cho nên da trở nên khô và bong tróc hơn. Các dấu hiệu nhận biết như: vảy trắng, mẩn đỏ hoặc kích ứng, dễ mắc bệnh vẩy nến, bệnh chàm hoặc viêm da.
Để lựa chọn mỹ phẩm cấp ẩm và khóa ẩm phù hợp cho làn da, cần chú ý các yếu tố giúp tối ưu hóa hiệu quả dưỡng ẩm mà không gây kích ứng hay bít tắc lỗ chân lông. Dù uống đủ nước là cách cơ bản để giữ cho da đủ ẩm từ bên trong, nhưng đối với những người có làn da khô, việc bổ sung các sản phẩm cấp ẩm sẽ giúp làn da nhanh chóng giải quyết các vấn đề của da.
Đối với làn da mất nước, việc cung cấp nước bằng đường uống là điều bắt buộc vì sẽ bổ sung nước cho làn da từ bên trong. Ngoài ra cũng có thể kết hợp các loại thực phẩm giàu nước vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như dưa hấu, dâu tây, dưa chuột và cần tây.
Khi chọn mua mỹ phẩm cấp nước, bạn nên lưu ý các yếu tố sau:
Đối với sản phẩm khóa ẩm có thể linh hoạt điều chỉnh theo mùa và loại da:
Với làn da dễ bị mụn trứng cá, hãy ưu tiên sản phẩm dưỡng ẩm dạng lotion nhẹ nhàng, không chứa dầu để tránh gây bít lỗ chân lông và hạn chế nguy cơ mụn.
Việc lựa chọn sản phẩm cấp nước và khóa ẩm phù hợp sẽ giúp bạn duy trì làn da căng mịn, khỏe mạnh, dù trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
Như vậy qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ về cấp ẩm và khóa ẩm trong quy trình chăm sóc da. Hy vọng có thể hữu ích cho bạn, giúp bạn có làn da luôn khỏe đẹp.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.