Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hình ảnh bị giời leo qua các giai đoạn của bệnh

Ngày 26/12/2024
Kích thước chữ

Khi mắc bệnh giời leo, bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng như cảm giác ngứa, đau rát và đau dọc theo dây thần kinh tại vùng da bị virus tấn công. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, các triệu chứng giời leo thường không rõ ràng và có sự khác biệt giữa từng người, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác do côn trùng cắn hoặc rối loạn nội tiết. Vậy làm thế nào để nhận diện bệnh giời leo? Hình ảnh bị giời leo diễn tiến qua các giai đoạn ra sao? Làm thế nào khi bị giời leo và đâu là cách phòng ngừa hiệu quả?

Bệnh giời leo là một tình trạng khá phổ biến, được dân gian biết đến từ lâu và có thể gặp ở mọi độ tuổi. Việc điều trị bệnh này thường không quá phức tạp. Tuy nhiên, do triệu chứng giời leo có hình ảnh tương tự nhiều bệnh da liễu khác, người bệnh dễ nhầm lẫn, dẫn đến điều trị không đúng cách, làm tăng nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nhận biết được hình ảnh bị giời leo qua các giai đoạn bệnh

Hình ảnh bị giời leo qua các giai đoạn của bệnh

Bệnh giời leo có thể được nhận diện qua các hình ảnh bị giời leo biểu hiện qua từng giai đoạn, từ khi bệnh mới xuất hiện cho đến lúc bùng phát hoàn toàn và dần hồi phục.

Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn đầu, vùng da dọc theo các dây thần kinh cảm giác bị virus VZV tấn công sẽ trở nên sưng đỏ, có dấu hiệu phù nề nhẹ, kèm theo cảm giác ngứa, đau rát và khó chịu.

Giai đoạn toàn phát

Trong giai đoạn toàn phát, vùng da bị tổn thương bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban và mụn nước, bên trong chứa dịch lỏng màu trắng trong. Dịch từ mụn có dấu hiệu bắt đầu bị đục dần hóa mủ. Mụn mủ bắt đầu bị vỡ ra, hình thành các vảy.

Hình ảnh bị giời leo qua các giai đoạn của bệnh 1
Hình ảnh bị giời leo giai đoạn toàn phát

Giai đoạn phục hồi

Vảy bong ra, để lại sạm da hoặc sẹo nhẹ (nếu bội nhiễm).

Nên làm gì khi bị giời leo?

Như vậy, những hình ảnh bị giời leo đã giúp bạn dễ nhận biết được tình trạng này. Vậy nên làm gì khi bị giời leo?

Bệnh giời leo không thể được chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào việc làm giảm triệu chứng, giảm đau, hạn chế viêm nhiễm tổn thương, ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh hơn.

Các bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc nhằm ức chế sự phát triển của virus VZV từ bên trong, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm và lở loét đặc trưng của bệnh. Những loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:

  • Paracetamol: Thuốc giảm đau và hạ sốt hiệu quả. Người bệnh giời leo nên dùng 1g Paracetamol mỗi 4 – 6 giờ, với liều tối đa 4g/ngày.
  • Prednisolon: Loại thuốc này giúp giảm viêm, điều trị các bệnh tự miễn, dị ứng và ung thư. Đối với bệnh giời leo, bệnh nhân có thể dùng 50mg/ngày trong 7 ngày, sau đó giảm liều dần trong 2 tuần. Thuốc này thường chỉ dùng khi bệnh nhân đau nặng và cần kết hợp với thuốc kháng virus. Tuy nhiên, Prednisolon không có tác dụng giảm đau dây thần kinh sau Herpes.
Hình ảnh bị giời leo qua các giai đoạn của bệnh 1
Bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc nhằm ức chế sự phát triển của virus VZV

Một số loại thuốc hỗ trợ khác bao gồm:

  • Amitriptyline: Thuốc chống trầm cảm giúp giảm đau thần kinh hiệu quả. Liều khởi đầu là 10 – 25mg mỗi tối, tối đa 75mg. Thuốc có tỷ lệ đáp ứng 40 – 65%, nhưng cần thận trọng với người cao tuổi và bệnh nhân tim mạch.
  • Oxycodone: Thuốc giảm đau dạng uống dành cho cơn đau trung bình đến nặng. Bệnh nhân có thể dùng 5mg mỗi 4 giờ, tối đa 30mg/ngày khi các phương pháp ngoài da không kiểm soát được cơn đau.

Đối với tổn thương ngoài da, bác sĩ có thể chỉ định bôi hồ nước, dung dịch Milian, Castellani, acyclovir dạng mỡ hoặc thuốc mỡ kháng sinh trong 72 giờ đầu. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, liều acyclovir đường uống là 800mg x 5 lần/ngày trong 7 – 10 ngày để hỗ trợ chữa lành, ngăn tổn thương lan rộng và giảm đau sau zona.

Ngoài việc tuân thủ các loại thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn, bệnh nhân giời leo nên chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ làm lành tổn thương, giảm triệu chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục.

  • Tránh làm lan rộng tổn thương bằng cách không chạm, cào, gãi hoặc tác động lên vùng da bị ảnh hưởng.
  • Giữ vệ sinh vùng da bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, tránh chà xát mạnh. Sau khi rửa, nên dùng khăn mềm để thấm khô.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
  • Duy trì không gian nghỉ ngơi sạch sẽ, thoáng mát nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc bội nhiễm, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Hình ảnh bị giời leo qua các giai đoạn của bệnh 2
Bác sĩ sẽ giúp bạn kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng giời leo

Biện pháp phòng bệnh giời leo

Để phòng bệnh giời leo một cách hiệu quả, cần:

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Vắc xin Shingrix do Tập đoàn dược phẩm GSK (Bỉ) nghiên cứu và phát triển, giúp phòng bệnh zona thần kinh. Vắc xin này được chỉ định cho người từ 50 tuổi trở lên và những người từ 18 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh. Hiệu quả phòng bệnh đạt 97% ở người trên 50 tuổi và 87% ở người trên 18 tuổi có hệ miễn dịch suy giảm. Đồng thời, vắc xin cũng giúp giảm hơn 90% nguy cơ đau thần kinh sau zona và các biến chứng liên quan.

Tránh tiếp xúc với người bị giời leo

Tránh tiếp xúc với vùng da bị tổn thương của người mắc giời leo để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus VZV, loại virus có thể gây bệnh thủy đậu và dẫn đến zona thần kinh trong tương lai nếu hệ miễn dịch suy yếu, căng thẳng hoặc các yếu tố thuận lợi khác xuất hiện.

Duy trì lối sống lành mạnh

Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress, ăn uống cân đối, vận động thường xuyên, và bổ sung đầy đủ vitamin C cùng nước để tăng cường hệ miễn dịch. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia nhằm bảo vệ sức khỏe và duy trì hệ miễn dịch tốt.

Hình ảnh bị giời leo qua các giai đoạn của bệnh 3
Lối sống lành mạnh giúp duy trì hệ miễn dịch tốt giúp ngăn ngừa bệnh giời leo

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Nên tiêm vắc xin phòng bệnh giời leo ở đâu?

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trong những địa điểm uy tín, cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh giời leo (zona thần kinh) cho mọi lứa tuổi. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và quy trình tiêm chủng an toàn, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết mang đến dịch vụ chất lượng cao, giúp khách hàng an tâm khi tiêm vắc xin.

Vắc xin Shingrix, được khuyến cáo tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên hoặc người từ 18 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh, hiện đã có mặt tại trung tâm. Đây là vắc xin phòng bệnh giời leo với hiệu quả vượt trội, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và biến chứng đau thần kinh sau zona. Đội ngũ nhân viên tại Long Châu sẵn sàng tư vấn chi tiết về lịch tiêm, đối tượng tiêm phù hợp và các lưu ý sau tiêm để đảm bảo sức khỏe khách hàng.

Bên cạnh đó, trung tâm có hệ thống quản lý hồ sơ tiêm chủng hiện đại, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và nhắc lịch tiêm mũi tiếp theo. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, tiêm vắc xin phòng giời leo tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là lựa chọn an toàn và đáng tin cậy.

Hình ảnh bị giời leo qua các giai đoạn của bệnh 4
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp vắc xin Shingrix uy tín

Qua hình ảnh bị giời leo, có thể nhận diện tình trạng và mức độ tiến triển của bệnh, từ đó chủ động tìm kiếm sự tư vấn y khoa kịp thời. Nên ưu tiên thăm khám với bác sĩ nhãn khoa hoặc tai mũi họng để kiểm soát hiệu quả các trường hợp giời leo ở mắt hoặc hội chứng Ramsay Hunt, do đây là những khu vực nhạy cảm, dễ gặp biến chứng nghiêm trọng. Quan trọng hơn, mọi người nên chủ động áp dụng nghiêm túc các biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus VZV, nhằm giảm nguy cơ mắc thủy đậu và hạn chế khả năng phát triển giời leo trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin