Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hình ảnh bong gân bàn chân chi tiết nhất và cách điều trị

Ngày 07/03/2022
Kích thước chữ

Hiểu rõ về các hình ảnh bong gân bàn chân chi tiết nhất giúp bạn biết được triệu chứng, mức độ của chấn thương. Từ đó, đưa ra quyết định nên tự điều trị tại nhà hay đến viện để được thăm khám.

 Bong gân bàn chân được chia thành 3 mức độ với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Do đó, để biết được tình trạng bong gân của mình có nặng không, có thể tự điều trị tại nhà hay không và nên điều trị như thế nào để có hiệu quả cao nhất, thì việc tìm hiểu về các hình ảnh bong gân bàn chân là điều vô cùng cần thiết.

Hình ảnh bong gân bàn chân đầy đủ nhất

Bàn chân đau nhức

Bong gân là tình trạng các dây chằng bên trong bàn chân bị giãn hơn mức bình thường, thậm chí bị đứt các dây chằng. Do đó, khi bị bong gân người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, mức độ đau tùy thuộc vào tình trạng chấn thương cụ thể.

Thông thường, sẽ xuất hiện cơn đau dữ dội sau đó chuyển dần sang đau âm ỉ, cảm giác đau sẽ được xoa dịu ngay lập tức nếu bạn chườm lạnh lên chân. Cơn đau sẽ gia tăng mức độ nếu bạn điều trị sai cách hoặc khi bạn cử động bàn chân, đứng lên ngồi xuống.

Hình ảnh bong gân bàn chân chi tiết nhất và cách điều trị Hình ảnh bàn chân bong gân sưng đỏ

Bàn chân sưng tấy và bầm tím

Phần mu bàn chân sưng đỏ kèm cảm giác và dần chuyển sang bầm tím. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các dây chằng, gân, cơ,... bị chấn thương gây chảy máu bên trong bàn chân, dẫn đến các biểu hiện bên ngoài là tình trạng mu bàn chân bầm tím.

Khi các vết bầm tím xuất hiện cũng là lúc chấn thương do bong gân của bạn đã chuyển sang giai đoạn cuối. Chính vì vậy, khi xuất hiện hình ảnh bong gân bàn chân với các vết bầm tím bạn nên di chuyển đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

Chấn thương bàn chân ấm nóng

Bàn chân ấm nóng có thể kèm theo tình trạng sưng đỏ là tình trạng thường xảy ra sau khoảng 4 – 8 giờ bị chấn thương. Theo đó, vùng da xung quanh mu bàn chân khi chạm vào sẽ có cảm giác ấm nóng hơn so với các vùng da khác trên cơ thể. Bạn có thể giải quyết tình trạng này bằng cách chườm lạnh hoặc kê cao chân khi nằm/ngồi không để máu bị tích tụ ở bàn chân làm chấn thương bong gân thêm nghiêm trọng.

Hình ảnh bong gân bàn chân chi tiết nhất và cách điều trị 1 Chườm đá lạnh giúp giảm bầm tím bàn chân

Khó khăn khi cử động

Bàn chân bị chấn thương, sưng đỏ, bầm tím… sẽ khiến người bệnh đau nhức và gặp trở ngại khi di chuyển.

Bên cạnh đó, nếu dây chằng bị đứt hoàn toàn dẫn đến tình trạng mắt cá chân không được ổn định sẽ làm tăng nguy cơ trật khớp, trật xương bàn chân và cần phải chụp X-quang hoặc MRI để từ đó xây dựng được phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Chính vì vậy, việc xác định được mình có bị bong gân bàn chân không và sơ cứu đúng cách như thế nào là vô cùng quan trọng. Tiếp đó, bạn cần hạn chế tối đa việc di chuyển, nên sử dụng nạng hoặc nhờ người thân dìu đỡ nếu cần đi lại.

Các mức độ bong gân bàn chân

Hình ảnh bong gân bàn chân là nhân tố chính phản ánh mức độ bong gân bàn chân. Theo đó, các hình ảnh bong gân càng nghiêm trọng thì mức độ bong gân càng nặng và ngược lại.

Cũng như bong gân cổ chân và bong gân đầu gối, bong gân bàn chân được giới chuyên môn chia thành 3 cấp độ. Cụ thể:

  • Cấp độ nhẹ (cấp độ 1): Người bệnh có cảm giác đau nhẹ do dây chằng chưa bị đứt mà chỉ bị giãn ra, chấn thương gây sưng đỏ cục bộ ở mu bàn chân. Trường hợp này người bệnh vẫn có thể đi lại nhẹ nhàng và cử động bàn chân không quá đau nhức nên bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng các mẹo đơn giản hoặc thực hiện các bài tập tốt cho bàn chân.
Hình ảnh bong gân bàn chân chi tiết nhất và cách điều trị 2 Bong gân bàn chân khi ấn vào có cảm giác đau nhức
  • Cấp độ trung bình (cấp độ 2): Một phần dây chằng bên trong bàn chân bị đứt khiến bạn đau nhức, biểu hiện ra bên ngoài là tình trạng chân sưng đỏ, bầm tím, cảm giác đau càng thêm dữ dội khi bạn dùng tay ấn vào hoặc khi bạn dồn trọng lượng xuống đôi chân.
  • Cấp độ nặng (cấp độ 3): Lúc này, toàn bộ dây chằng bên trong bàn chân đã bị đứt, cảm giác đau dữ dội và kéo dài, các vết bầm tím khắp mu bàn chân, thậm chí cảm giác đau còn kéo đến từng ngón chân, mắt cá chân. Dây chằng bị đứt hết khiến cổ chân lỏng lẻo, làm tăng nguy cơ tổn thương đến xương khớp. Do đó, nếu bị bong gân cấp độ này, bạn cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị càng sớm càng tốt.
Hình ảnh bong gân bàn chân chi tiết nhất và cách điều trị 3 Bong gân bàn chân nên sử dụng nạng khi di chuyển

Điều trị bong gân bàn chân tại nhà như thế nào?

Nếu bị bong gân mức độ nặng, bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị riêng cho từng trường hợp cụ thể. Hầu hết các trường hợp bong gân thể nhẹ và trung bình thì có thể tự điều trị tại nhà theo nguyên tắc “RICE”, cụ thể như sau:

  • REST (Nghỉ ngơi): Hạn chế tối đa việc di chuyển, cử động sau khi bị bong gân bàn chân. Nên dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất 2 – 4 tuần để chấn thương được khỏi hoàn toàn.
Hình ảnh bong gân bàn chân chi tiết nhất và cách điều trị 5 Kê chân cao khi nằm giúp giảm sưng viêm do bong gân
  • ICE (Chườm đá lạnh): Trong 72 giờ đầu tiên bạn nên sử dụng túi chườm lạnh để chườm trực tiếp lên bàn chân, hơi lạnh sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng bầm tím chân. Lưu ý, chỉ nên chườm 10 – 15 phút mỗi lần để không làm da bỏng rộp.
  • COMPRESSION (Dùng băng gạc/băng ép): Dùng băng gạc cố định bàn chân, tránh gây tổn hại đến xương và các bộ phận khác bên trong bàn chân.
  • ELEVATION (Nâng cao bàn chân): Để giảm sưng tấy, bạn nên dùng cần kê cao chân hơn khi nằm và ngồi.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, nên bổ sung các món ăn tốt cho xương khớp vào thực đơn hàng ngày. Nên rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để cơ thể ngày càng dẻo dai và khỏe mạnh. Mong rằng những chia sẻ về hình ảnh bong gân bàn chân trên đây hữu ích với bạn. Chúc bạn và gia đình sức khỏe dồi dào!

Lại Thảo

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin