Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hình ảnh nấm mắt và cách nhận biết

Ngày 03/04/2019
Kích thước chữ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét giác mạc, trong đó có bệnh nấm mắt. Đây là bệnh nguy hiểm và khó điều trị, khi bạn thấy rõ hình ảnh nấm mắt thì bệnh đã tiến triển nhanh chóng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét giác mạc, trong đó có bệnh nấm mắt. Đây là bệnh nguy hiểm và khó điều trị, khi bạn thấy rõ hình ảnh nấm mắt thì bệnh đã tiến triển nhanh chóng.

Nấm mắt không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh này, nếu không phát hiện sớm thì bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét giác mạc và khi hình ảnh nắm mắt rõ nét thì bệnh đã tiến triển nhanh chóng. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh này có thể gây nên những biến chứng như suy giảm thị lực vĩnh viễn hay thậm chí là mù lòa.

Hình ảnh nấm mắt - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 1

Hình ảnh nắm mắt gây viêm loét giác mạc.

Nguyên nhân bệnh nấm mắt

Nấm mắt là căn bệnh nhiễm trùng giác mạc rất khó điều trị nhất là trong môi trường ô nhiễm như hiện nay. Bệnh bắt nguồn từ những tổn thương mắt do cát, bụi hay côn trùng bay vào mắt hay do công nhân không sử dụng đồ bảo hộ lao động để bảo vệ mắt. Những nhóm nghề có nguy cơ cao mắc bệnh này là công nhân vệ sinh, nông dân, xây dựng cầu đường hay những người làm nghề khai thác rừng.

Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh còn tăng cao khi càng ngày càng nhiều người sử dụng các loại sản phẩm tra mắt có chứa corticoid. Chất này được thêm vào thuốc nhỏ mắt có tác dụng làm dịu và khiến mắt hết đỏ nhưng cũng làm tăng nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm nếu lạm dụng thường xuyên. Cụ thể là corticoid là chất tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển gây tăng nhãn áp (cườm nước), loét giác mạc hay thậm chí là teo dây thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mù lòa.

Nếu cảm thấy mắt không ổn, nghi ngờ nhiễm bệnh về mắt thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám và điều trị hiệu quả. Và tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để tra, nhỏ vào mắt khiến bệnh trở nặng và thậm chí là biến chứng gây tốn kém thời gian và tiền bạc để điều trị.

Triệu chứng bệnh và hình ảnh nấm mắt

Bệnh viêm loét giác mạc thường do những chủng nấm như Candida, Fusarium, Aspergillen hay  Peniallium gây nên. Khi mới bị nhiễm nấm thì biểu hiện viêm còn chưa rõ nét, bệnh nhân chỉ có cảm giác cộm mắt, nhức mắt hay thấy chói mắt và sợ ánh sáng. Người bệnh cảm thấy mắt khó chịu, chảy nước mắt liên tục, khó mở mắt, hình ảnh mờ dần. Nhìn kỹ vào mắt thì sẽ thấy những đốm trắng đục trên lòng đen còn ngoài rìa lòng trắng mắt nổi những gân đỏ như đau mắt đỏ thông thường.

Hình ảnh nấm mắt - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 2

Hình ảnh nấm mắt gây xuất hiện đốm trắng trên giác mạc.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh là những ổ loét hình tròn hoặc hình bầu dục xuất hiện trên giác mạc có màu trắng xám hoặc hơi vàng. Ổ loét có các đường phân nhánh tỏa ra xung quanh, được gọi là thẩm lậu dạng ngón tay hoặc dạng chân giả. Bên cạnh ổ loét chính là những tổn thương vệ tinh thể hiện qua việc ổ loét lồi lên trông như miếng màng cứng và sau giác mạc bị xuất tiết thành mảng trắng. Bao quanh ổ loét là vòng miễn dịch giác mạc màu trắng.

Để biết được mắt có bị nhiễm nấm gây viêm loét hay không, bác sĩ thường áp dụng những phương pháp sau:

  • Soi hình ảnh nấm mắt bằng mắt thường áp dụng để chẩn đoán nhanh 50% trường hợp.
  • Nhuộm Gram, Giemsa, Griedley, PSA, Acridine organe.
  • Biện pháp chẩn đoán miễn dịch bằng cách cấy và kháng nấm đồ.
  • Thử dịch thể và tế bào bằng phản ứng ngưng tập, kết tủa và miễn dịch huỳnh quang.

Phát đồ điều trị bệnh viêm loét giác mạc do nấm sẽ bao gồm thuốc uống chống viêm và thuốc nhỏ mắt kháng nấm. Nếu tình trạng nhiễm trùng, viêm loét quá nặng đến mức không thể dùng thuốc để điều trị thì rất có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Cách phòng bệnh nấm mắt

Sau khi xem những hình ảnh về nấm mắt có lẽ bạn đã biết bệnh nguy hiểm thế nào. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, có nhiều bụi như công nhân vệ sinh, công nhân xây dựng, thợ mộc… cần phải đeo kính bảo hộ đầy đủ. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý giữ gìn vệ sinh cá nhân và sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và vệ sinh hàng ngày.

Hình ảnh nấm mắt - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 3

Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày để tránh bệnh nấm mắt.

Nếu không may dị vật lọt vào mắt thì không nên dụi mắt vì gây cọ xát dẫn đến rách giác mạc. Thay vào đó, bạn nên tìm nơi có nước sạch để rửa mắt bằng cách nhúng mặt vào chậu nước sạch hoặc rửa bằng nước muối sinh lý.

Những trường hợp bị chấn thương mắt thì cần nhanh chóng lấy đi dị vật ở mắt và rửa nhiều lần bằng nước muối sinh lý (hoặc nước sạch đun sôi để nguội). Sau đó, bạn dùng kháng sinh  Sunlfacilum 20% hoặc Gentamicin 0,3% hoặc Chloramphenicol 0,4% để nhỏ từ 3 - 4 lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần tra mỡ Tetracyclin 1% khoảng 2 lần/ngày.

Trong bất kỳ tình huống nào, tuyệt đối không nhỏ hoặc tra corticoid. Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà bạn còn thấy nhức mắt, cộm mắt hay liên tục chảy nước mất thì hãy đến cơ sở y tế có chuyên khoa mất ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị nhanh hắt nhé.

Nấm mắt là căn bệnh mà những người làm việc trong môi trường ô nhiễm có nguy cơ cao mắc phải. Nếu không được phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến viêm nhiễm gây khó chịu hay thậm chí còn để lại biến chứng là giảm thị lực hay mù lòa.

Uyên

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin