Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus hô hấp khiến cơ thể tiết ra nhiều dịch đờm để bảo vệ bằng cách gây ra phản xạ ho để tống đờm ra ngoài cùng với vi khuẩn. Tuỳ vào nguyên nhân mà người bệnh ho có đờm trắng hay ho ra đờm trắng có bọt, đờm trắng có nhầy. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn phân biệt các loại đờm màu trắng.
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các vật và chất nhầy đang cản trở đường thở. Về cơ bản, ho không phải là bệnh, nó chỉ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh khác nhau đang xuất hiện hoặc phát triển. Trong đó có ho có đờm trắng là dấu hiệu thường thấy và bệnh nhẹ thì đờm càng trong và ngược lại. Đờm màu trắng còn cảnh báo một số nguy cơ khác như:
Dị ứng: Thay đổi thời tiết, thức ăn, lông vật nuôi, môi trường ô nhiễm, khói bụi,… đều tạo điều kiện làm cho niêm mạc họng bị kích ứng và gây ra phản ứng ho dai dẳng, viêm mũi dị ứng và có đờm trắng.
Viêm xoang: Thông thường người bệnh bị sổ mũi, viêm mũi thậm chí dịch mũi chảy xuống họng gây ngứa và ho ra đờm.
Viêm họng cấp tính: Đầu tiên là ho khan, ngứa họng sau đó ho có đờm trắng.
Viêm phế quản cấp tính: Bệnh này còn được nhận biết qua ho có đờm trắng. Tuy nhiên lượng đờm không nhiều nhưng kèm theo các triệu chứng như sốt, sổ mũi, hắt hơi.
Ho ra đờm trắng có bọt là dấu hiệu cảnh báo điển hình của một số bệnh lý cụ thể về đường hô hấp trên như:
Viêm amidan, viêm họng: Nếu virus có cơ hội tấn công thì chất nhầy sẽ tiết ra rất nhiều khiến người bệnh cố gắng khạc nhổ tống đờm ra ngoài. Do đó đờm trắng có bọt và cổ họng thì đau rát.
Viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Là dịch nhầy tiết ra từ mũi, xoang trán xuống cổ họng rồi kích thích các tế bào cảm giác xung quanh gây ra phản ứng sủi bọt khi ho ra đờm, kèm theo sốt cao dai dẳng và đau đầu.
Để khắc phục tình trạng này, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà bằng cách sử dụng các loại nguyên liệu thiên nhiên có chức năng long đờm. Tuy nhiên, bản chất của nó chỉ có thể cải thiện triệu chứng tiêu đờm chứ không thể chữa khỏi các bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Gừng có vị cay nồng, tính ấm nên nó có tác dụng chữa nhiều bệnh. Gừng thường được xuất hiện trong các bài thuốc chữa viêm họng, cảm lạnh và giảm nghẹt mũi, làm dịu cổ họng, làm ấm phổi. Đồng thời còn giúp kháng khuẩn, tiêu đờm, tăng cường sức đề kháng một cách tự nhiên. Để trị ho ra đờm trắng thì bạn cắt vài lát gừng tươi cho vào nước nóng để uống mỗi ngày, có thể kết hợp thêm chanh và mật ong để dễ uống hơn.
Cam thảo là một vị thuốc quý trong Đông y, loại thảo dược này có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp làm tan đờm hiệu quả. Công dụng chính của cam thảo là chống viêm, cảm lạnh, cảm cúm, làm ấm các cơ quan nội tạng, long đờm trong đường hô hấp. Cam thảo cũng là một vị thuốc được khuyên dùng cho những người bị hen suyễn và phổi bị tắc nghẽn. Dùng 2 - 3 lát cam thảo hãm với nước nóng uống vào buổi sáng hoặc ngậm cam thảo khô cho đến khi vị nhạt dần.
Bài thuốc trên sẽ có tác dụng trong 2 - 3 ngày, nếu sau thời gian này phổi vẫn tiết nhiều đờm đặc màu trắng đục hoặc ngả sang màu vàng xanh, kèm theo khó thở, mệt mỏi, sốt cao thì cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
Húng chanh có vị hơi hắc, tính ấm, hơi chát và rất thơm nhờ thành phần chính là dầu. Nhờ đó, bạn có thể sử dụng lá húng chanh để giảm tắc nghẽn do đờm, làm thông đường thở, giảm ho. Đối với trẻ em, cách đơn giản nhất để điều trị ho đờm là lấy lá húng chanh hấp với mật ong. Sau đó dùng nước tiết ra cho trẻ uống có thể giúp tiêu đờm. Có thể thay thế mật ong bằng đường phèn.
Nếu lượng chất nhầy tăng lên ngày càng nhiều thì cần phải có biện pháp loại bỏ, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh. Các phương pháp long đờm đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng là:
Ho có đờm trắng là triệu chứng bạn có thể kiểm soát tại nhà bằng một số biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng cũng không nên chủ quan. Vì đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được những hiểu biết hữu ích để chủ động giải quyết và phòng tránh khi gặp triệu chứng này.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.