Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ho có đờm lâu ngày là tình trạng khi cơ thể phải phản ứng lại với sự xuất hiện của chất nhầy trong đường hô hấp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về ho có đờm lâu ngày và các phương pháp hiệu quả giúp giảm ho và làm sạch đờm, giúp bạn nhanh chóng hồi phục và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ho có đờm lâu ngày là một vấn đề hô hấp phổ biến, thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các bệnh lý nhẹ đến các bệnh nghiêm trọng hơn. Việc để ho có đờm kéo dài không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân gây ho có đờm lâu ngày và những cách giảm ho có đờm hiệu quả tại nhà giúp bạn cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng và an toàn.
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây ho có đờm lâu ngày, chúng ta cần nắm rõ các triệu chứng thường gặp. Khi đường thở của người bệnh xuất hiện chất tiết kết hợp với tạp chất, sẽ dẫn đến hiện tượng ho có đờm.
Vậy đờm chứa những gì và tại sao lại khiến cổ họng cảm thấy khó chịu, đau rát? Trên thực tế, đờm bao gồm hồng cầu, bạch cầu, mủ, cùng nhiều vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập vào họng và đường hô hấp. Phế nang, phế quản và họng là những nơi sản sinh và tiết ra đờm.
Ho có đờm thường kèm theo các triệu chứng như: Sổ mũi, chảy nước mắt, chảy dịch mũi, khàn tiếng, sốt,...
Ho có đờm có thể được phân loại thành bệnh cấp tính hoặc mãn tính, tùy theo tình trạng. Nếu triệu chứng ho có đờm lâu ngày trên 3 tuần mà không thuyên giảm, thì được coi là bệnh mãn tính. Ho có đờm lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hô hấp mãn tính nguy hiểm, chẳng hạn như:
Phổi tắc nghẽn mãn tính là một bệnh lý hô hấp gây khó thở do đường thở bị hẹp. Ho có đờm lâu ngày có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là vào buổi sáng, khiến người bệnh khó thở và tức ngực.
Là nguyên nhân phổ biến gây ho có đờm lâu ngày, đôi khi có dấu hiệu ho có đờm lẫn máu, đau ngực và khó thở. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như áp xe phổi, với các ổ mủ hình thành trong phổi. Nếu lâu ngày mà không chữa trị, bệnh có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Đây là nguyên nhân gây ho có đờm lâu ngày, khiến người bệnh phải thường xuyên khạc nhổ.
Bên cạnh đó, ho có đờm cấp tính thường gặp ở người cao tuổi, liên quan đến các bệnh cấp tính như cảm lạnh, viêm họng mũi cấp, viêm amidan, viêm xoang,...
Có thể thấy, ho có đờm là hậu quả của nhiều bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm thanh khí quản, nhồi máu phổi, viêm phổi hay hen phế quản. Đa phần tình trạng ho có đờm thường xuất phát từ các nguyên nhân lành tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách và triệt để, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi có triệu chứng ho có đờm, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, đặc biệt khi tình trạng này lâu ngày. Nếu bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà, bệnh nhân có thể tham khảo một số biện pháp trị ho có đờm tại nhà đơn giản và hiệu quả.
Nước muối không chỉ giúp sát khuẩn mà còn làm dịu cảm giác ngứa rát cổ họng, đồng thời hỗ trợ tiêu đờm hiệu quả. Vì vậy, súc miệng bằng nước muối sinh lý là một phương pháp hữu ích trong việc giảm ho có đờm lâu ngày.
Bạn có thể sử dụng các sản phẩm nước muối sinh lý có sẵn trên thị trường hoặc tự pha chế bằng cách hòa 1/4 đến 1/2 thìa cà phê muối với 250ml nước ấm, sau đó súc miệng 3 - 4 lần mỗi ngày.
Chanh chứa hàm lượng vitamin C cao, được biết đến như một cách giảm đau họng ho có đờm tại nhà hữu hiệu và tăng cường đề kháng cho cơ thể. Để làm dịu cổ họng và cải thiện tình trạng ho có đờm, có thể thái chanh thành lát mỏng và trộn với muối, ngậm hàng ngày. Ngoài ra, cũng có thể pha nước chanh cùng với mật ong cũng đem lại hiệu quả tốt.
Theo Đông Y, mật ong có tính kháng khuẩn và giúp giảm kích ứng ở cổ họng. Các phương pháp giảm ho có đờm tại nhà hiệu quả bao gồm trà mật ong, nước chanh mật ong, hay mật ong với chanh đào.
Gừng không chỉ là một gia vị phổ biến trong bữa ăn, mà còn có tác dụng thông mũi, giảm đau rát họng, làm loãng đờm và giảm ho nhờ đặc tính ấm nóng, sát khuẩn và kháng viêm. Vì vậy, bạn có thể bổ sung gừng vào các món ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng ho có đờm. Một lựa chọn khác là pha trà gừng mật ong để đạt hiệu quả điều trị cao hơn.
Bạc hà chứa menthol, một hoạt chất giúp thông mũi, làm dịu cổ họng và hỗ trợ trị ho. Xông hơi với tinh dầu bạc hà là một phương pháp hiệu quả để giảm ho có đờm tại nhà. Tuy nhiên, khi xông hơi với bất kỳ loại tinh dầu nào, cần lưu ý không để mặt quá gần để tránh bị bỏng.
Việc nhận diện đúng nguyên nhân và áp dụng các phương pháp giảm ho có đờm hiệu quả là rất quan trọng để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu tình trạng ho có đờm lâu ngày, đừng ngần ngại tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.