Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Hoạt động chủ đạo là gì? Có ảnh hưởng thế nào với sự phát triển tâm lý của trẻ?

Ngày 18/02/2024
Kích thước chữ

Theo các chuyên gia y tế, hoạt động chủ đạo đóng vai trò quan trọng, quyết định đáng kể tới sự phát triển của các quá trình tâm lý của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy bạn đã biết hoạt động chủ đạo là gì hay chưa?

Trong quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ, các hoạt động, tương tác với mọi người và thế giới xung quanh là một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, ít ai biết rằng các hoạt động này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm lý của trẻ, đặc biệt là các hoạt động chủ đạo. Vậy hoạt động chủ đạo là gì và chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển tâm lý của trẻ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Hoạt động chủ đạo là gì?

Theo định nghĩa tại các nghiên cứu khoa học, hoạt động chủ đạo là hoạt động có ảnh hưởng, quyết định lớn tới những biến đổi chủ yếu nhất trong sự phát triển về tâm lý và nhân cách con người ở từng giai đoạn phát triển nhất định. Cũng vì vậy mà hoạt động chủ đạo có ảnh hưởng tương đối lớn đối với sự phát triển nhận thức và tâm lý ở trẻ nhỏ.

Ví dụ, ở độ tuổi nhỏ, hoạt động chủ đạo là vui chơi, giao tiếp sẽ giúp trẻ em khám phá thế giới xung quanh và hình thành nhận thức, cảm xúc đối với con người và môi trường xã hội. Hay trong giai đoạn mẫu giáo, hoạt động chủ đạo của trẻ thường bao gồm các hoạt động vui chơi, học tập những những vấn đề đơn giản hay chơi các trò chơi đóng vai theo các chủ đề khác nhau. Nhờ vào những hoạt động chủ đạo này mà trẻ có cơ hội xây dựng mối quan hệ và tìm hiểu các vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Những trẻ ít có hoạt động chủ đạo là giao tiếp ở giai đoạn này cũng có nguy cơ bị tự kỷ, trầm cảm cao hơn bình thường.

Hoạt động chủ đạo là gì? Có ảnh hưởng thế nào với sự phát triển tâm lý của trẻ? 1
Hoạt động chủ đạo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống

Hoạt động chủ đạo có ảnh hưởng thế nào đối với sự phát triển tâm lý của trẻ nhỏ?

Hoạt động chủ đạo đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển tâm lý và xã hội của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển quan trọng. Bằng cách thúc đẩy sự tò mò và khám phá, hoạt động chủ đạo giúp trẻ hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và phát triển nhận thức về mối quan hệ và cảm xúc giữa con người và con người.

Đặc biệt, hoạt động chủ đạo không chỉ đơn thuần là việc trẻ tự do chọn lựa những hoạt động mà mình thích mà còn là quá trình khám phá, học hỏi và xây dựng bản thân. Các hoạt động chủ đạo sẽ thúc đẩy sự tò mò và sự chủ động ở trẻ, giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và định hình ý thức về bản thân, xã hội tránh tình trạng chậm phát triển tâm thần hay các bệnh về tâm lý ở trẻ.

Trong cuộc sống hàng ngày, khi trẻ tham gia vào các hoạt động với đồ vật và tương tác với người khác trẻ sẽ dần hình thành nhận thức và cảm nhận về thế giới xung quanh. Qua đó trẻ không chỉ thu nhận thông tin mà thực hiện các hoạt động có ảnh hưởng ngược lại thế giới xung quanh. Đây là quá trình tạo ra và phát triển nhận thức cũng như tâm lý của trẻ. Đồng thời thông qua các trải nghiệm mà hoạt động chủ đạo mang lại như quan sát, nghe, thử nghiệm và cảm nhận trẻ sẽ được phát triển không chỉ trí tuệ mà còn cả kỹ năng tư duy, sự sáng tạo và tạo nên những kỷ niệm, trải nghiệm thú vị trong quá trình học tập và trưởng thành.

Hoạt động chủ đạo là gì? Có ảnh hưởng thế nào với sự phát triển tâm lý của trẻ? 2
Hoạt động chủ đạo có ảnh hưởng lớn sự phát triển tâm lý của trẻ

Các hoạt động chủ đạo nào tốt cho trẻ?

Có nhiều loại hoạt động chủ đạo mà trẻ có thể tham gia, từ những hoạt động sáng tạo đến những hoạt động thể chất và xã hội. Mỗi loại hoạt động này mang lại những trải nghiệm đặc biệt và đóng góp vào sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên để tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, hoạt động chủ đạo thường khác nhau tùy theo độ tuổi, cụ thể:

  • Từ khi chào đời đến 15 tháng tuổi: Ở giai đoạn này hoạt động chủ đạo của trẻ chủ yếu là việc giao tiếp mẹ và người lớn.
  • Từ 15 tháng đến 3 tuổi: Ở giai đoạn này hoạt động chủ đạo của trẻ là tương tác với đồ vật và các sự vật xung quanh.
  • Từ 3 tuổi đến 6 tuổi: Ở giai đoạn này hoạt động chủ đạo của trẻ là tham gia vào các hoạt động vui chơi, trong đó trò chơi đóng vai thành những nhân vật khác nhau nên được chú trọng.
  • Từ 6 tuổi đến 12 tuổi: Ở giai đoạn này hoạt động chủ đạo của trẻ là học tập, tương ứng với bậc tiểu học.
  • Từ 12 tuổi đến 15 tuổi: Ở giai đoạn này hoạt động chủ đạo của trẻ là tương tác cá nhân, tạo mối quan hệ với bạn bè và những người xung quanh.
  • Từ 15 tuổi đến 18 tuổi: Ở giai đoạn này hoạt động chủ đạo là học tập và chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
  • Từ 19 tuổi đến 25 tuổi: Ở giai đoạn này hoạt động chủ đạo là học tập và tham gia vào hoạt động lao động, xã hội.
  • Từ 25 tuổi trở đi: Ở giai đoạn này hoạt động chủ đạo là lao động và tham gia vào các hoạt động xã hội.
Hoạt động chủ đạo là gì? Có ảnh hưởng thế nào với sự phát triển tâm lý của trẻ? 3
Ở mỗi giai đoạn trẻ nên thực hiện các hoạt động chủ đạo khác nhau

Tất cả những loại hoạt động này cung cấp cho trẻ và chúng ta một cơ hội tuyệt vời để thể hiện bản thân, phát triển tài năng và xây dựng mối quan hệ xã hội.

Hãy tạo điều kiện cho trẻ được tự do, được tò mò và được sáng tạo. Và hãy nhớ rằng, qua mỗi trải nghiệm và hoạt động chủ đạo trẻ em đang xây dựng nên không chỉ là những kỹ năng và tài năng cá nhân mà còn là sự tự tin và niềm tin vào bản thân và khả năng của mình - một nền tảng vững chắc cho sự thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Tâm lýtrẻ em