Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ. Đa phần, mọi người không biết hoặc không nghĩ đây là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Thế nhưng, nhiều trường hợp mắc hội chứng này đã gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do tình trạng thiếu oxy quá mức. Để tìm hiểu rõ hơn về hội chứng này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là hội chứng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu như không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hội chứng này qua bài viết sau đây.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người mắc bệnh này khi đang ngủ có những cơn ngưng thở hoàn toàn, hiện tượng này lặp lại ít nhất 10 lần trong mỗi giấc ngủ. Trên thực tế, bản thân người bệnh sẽ rất khó biết được rằng mình bị mắc hội chứng này, bởi nó chỉ xảy ra khi người bệnh ngủ. Những người xung quanh nếu như không chú ý cũng không thể phát hiện ra bệnh lý này.
Thực tế, hội chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm 3 thể bệnh khác nhau, bao gồm:
Trong đó, ngưng thở tắc nghẽn là thể thường gặp nhất và thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% người bệnh đi khám bệnh và biết tình trạng của bản thân để điều trị. Phần lớn còn lại là sống chung với bệnh này cho tới khi các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bản chất của hội chứng ngưng thở là do trong lúc ngủ, lưỡi và các mô mềm ở hầu họng vùng hầu họng giãn ra, gây tắc nghẽn đường thở một phần hay hoàn toàn. Khi không khí đi qua vùng tắc nghẽn bị hạn chế sẽ làm giảm lượng oxy trong máu và tác động tới vùng não liên quan để kích hoạt hoạt động thở. Ban đầu, cơ ngực sẽ hoạt động nhiều hơn để thông khí bù lại khoảng thời gian bị ngưng thở. Sau khi quá trình thở diễn ra bình thường, quá trình này lại lặp lại khiến cho người bệnh bị ngưng thở khi ngủ xảy ra nhiều lần trong đêm.
Nguyên nhân dẫn tới hội chứng ngưng thở khi ngủ thường là do tắc nghẽn một phần hay toàn bộ đường thở khi ngủ do: Mô mềm ở thành họng sau quá to, lưỡi to, xương hàm bất thường… Còn ngưng thở khi ngủ thể trung ương là do có bất thường ở não khiến cho tín hiệu điều khiển cơ hô hấp trong khi ngủ của người bệnh bị rối loạn.
Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ như: Các vấn đề về xoang, bệnh béo phì, phì đại VA, amidan hoặc lưỡi cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng như làm cho hội chứng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Nam giới có nguy cơ bị mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn ở nữ giới 2 lần. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường khởi phát ở độ tuổi trung niên và tiến triển ngày một nặng hơn. Hội chứng này có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, làm người bệnh mệt mỏi, tăng nguy cơ bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, suy giảm chất lượng cuộc sống…
Có tới 90% người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ không biết đến tình trạng bệnh của bản thân. Nguyên nhân là do các triệu chứng chỉ xảy ra trong khi ngủ, người bệnh không thể ý thức được tình trạng này đang diễn ra. Tuy nhiên, hội chứng này sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh, người bệnh mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể có những biểu hiện sau:
Các triệu chứng này không phải luôn là do hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra, tuy nhiên, bạn vẫn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Nhiều người bệnh do không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, suy giảm trí nhớ, giảm sự tập trung, cơn đau thắt ngực, đột tử trong đêm…
Hội chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp ở tuổi trung niên, tuy nhiên ở trẻ nhỏ vẫn có nguy cơ mắc hội chứng này. Khi trẻ mắc hội chứng này, trẻ thường có các biểu hiện khác kèm theo như: Tinh thần không ổn định, tăng động, hay tiểu dầm, thành tích học tập suy giảm…
Có nhiều phương pháp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ tùy theo từng tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp thường được áp dụng trong điều trị hội chứng ngưng thở hiện nay bao gồm:
Trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ được theo dõi, đánh giá khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị. Bên cạnh việc điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ, người bệnh cần điều trị và kiểm soát các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh như: Tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn mỡ máu…
Bên cạnh đó, những thói quen sau có thể giúp người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm triệu chứng bệnh như: Giảm cân, ngưng sử dụng thuốc an thần, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về hội chứng ngưng thở khi ngủ. Không nên chủ quan với hội chứng ngưng thở khi ngủ dù phần lớn chúng không đe dọa tính mạng người bệnh nhưng có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chúc bạn nhiều sức khỏe và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Medlatec
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.