Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hội chứng sợ ngủ một mình là gì? Những biện pháp để khắc phục

Ngày 26/10/2022
Kích thước chữ

Hội chứng sợ ngủ một mình xảy ra với không ít người. Trong cuộc sống hối hả ngày nay, ai cũng có nguy cơ mắc hội chứng này. Tìm hiểu ngay những thông tin về hội chứng sợ ngủ một mình và cách khắc phục tại đây.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, sợ đi ngủ thì có thể bạn đang mắc phải hội chứng sợ ngủ một mình. Hội chứng này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mắc. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng này cũng như biết cách để khắc phục.

Hội chứng sợ ngủ một mình là gì?

Hội chứng sợ ngủ một mình là gì? Những biện pháp để khắc phục 1 Hội chứng sợ ngủ một mình

Hội chứng sợ ngủ một mình hay còn gọi là Somniphobia là tình trạng người mắc vô cùng lo lắng và sợ hãi tột độ khi nghĩ đến việc đi ngủ. Hội chứng này còn được gọi là chứng ám ảnh thôi miên, chứng sợ ảnh hưởng đến khí hậu, chứng lo âu khi ngủ, hoặc chứng sợ hãi khi ngủ.

Người bị chứng sợ ngủ một mình hay rối loạn giấc ngủ thường lo lắng trước mỗi giấc ngủ. Bạn có thể lo lắng về việc có thể ngủ được vào đêm hôm đó, thường xuyên gặp ác mộng hoặc ngưng thở khi ngủ. Những vấn đề này để đến lâu dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc. 

Các biểu hiện của hội chứng sợ ngủ một mình

Tương tự như những hội chứng tâm lý khác, hội chứng sợ ngủ một mình có thể nhận biết qua những biểu hiện như:

  • Cảm giác ngủ thật đáng sợ, lo lắng mỗi khi nghĩ đến việc đi ngủ.
  • Tránh giờ đi ngủ hoặc thức càng lâu càng tốt.
  • Xuất hiện những cơn hoảng loạn khi đến giờ đi ngủ.
  • Tâm lý hoàn toàn bị lấn át bởi ám ảnh giấc ngủ mà không nghĩ đến những việc khác.
  • Khó chịu hoặc thay đổi tâm trạng.
  • Thường xuyên để ý đến các tiếng động, sự vật, sự việc diễn ra trong đêm.

Ngoài ra, các triệu chứng thực thể của hội chứng sợ ngủ một mình có thể là:

  • Buồn nôn hoặc các vấn đề dạ dày khác liên quan đến tình trạng lo lắng dai dẳng khi ngủ.
  • Đau tức ngực và tăng nhịp tim khi nghĩ đến giấc ngủ.
  • Đổ mồ hôi, cảm thấy ớn lạnh và giảm thông khí hoặc khó thở khi nghĩ về việc ngủ.
  • Đối với trẻ em: Quấy khóc, bám víu và các phản kháng khác đối với giờ đi ngủ, hoặc khóc khi không có ai ở cạnh.

Ngoài ra, một số người rơi vào hội chứng sợ ngủ một mình một cách nghiêm trọng còn thường thực hiện các hành vi mang tính đối phó như: Bật đèn điện, tivi hoặc âm nhạc để làm mất tập trung, sử dụng rượu, chất kích thích để giảm cảm giác sợ hãi khi ngủ.

Nguyên nhân gây ra chứng sợ ngủ một mình

Hội chứng sợ ngủ một mình là gì? Những biện pháp để khắc phục 2 Rối loạn giấc ngủ lâu dài có thể gây nên hội chứng sợ ngủ một mình

Hội chứng sợ ngủ một mình hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Nhưng nó có thể đến từ một số rối loạn giấc ngủ như:

  • Bóng đè: Đây là một trong những rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến. Bóng đè là tình trạng gặp ảo giác giống như ác mộng và có thể dẫn tới bị tê liệt khi ngủ rất đáng sợ, đặc biệt nếu người bệnh có các cơn tái phát.
  • Rối loạn cơn ác mộng: Người bệnh có thể gặp phải những cơn ác mộng gây ám ảnh, đau khổ khi ngủ. Lúc thức dậy họ thường bị đeo bám bởi cơn ác mộng đó và không thể thoát ra được, gây nên cảm giác sợ hãi khi đi ngủ. 
  • Những nỗi sợ khác: Một số trường hợp mắc hội chứng sợ ngủ một mình do họ sợ những vấn đề có thể xảy ra trong lúc ngủ như trộm cắp, hỏa hoạn hoặc những thảm họa khác, cũng có liên quan đến nỗi sợ chết.
  • Một số người bệnh cũng có thể phát sinh chứng sợ ngủ một mình mà không có nguyên nhân nào rõ ràng.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị mắc hội chứng này thì rất dễ di truyền đến những người khác.
  • Rối loạn giấc ngủ hoặc tình trạng bệnh lý khác trở nên nghiêm trọng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Khắc phục hội chứng sợ ngủ một mình như thế nào?

Hội chứng sợ ngủ một mình là gì? Những biện pháp để khắc phục 3 Ngủ với thú cưng có thể giúp khắc phục hội chứng sợ ngủ một mình

Hội chứng sợ ngủ một mình nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Một số biện pháp giúp khắc phục trình trạng này có thể kể đến như:

  • Điều trị tâm lý: Hiện nay, các liệu pháp điều trị tâm lý như: Liệu pháp phơi nhiễm, liệu pháp nhận thức hành vi có thể giải quyết được hội chứng này. Trong đó, liệu pháp phơi nhiễm là lựa chọn điều trị hiệu quả nhất.
  • Ngủ với thú cưng: Ngủ với thú cưng của bạn có thể làm giảm căng thẳng, tăng cảm giác an toàn và tạo sự ấm áp cho giấc ngủ.
  • Tránh những nội dung gây kích thích: Nên hạn chế xem phim, tin tức hay những nội dung có tính kích thích trước khi đi ngủ. Tốt nhất bạn nên tắt thiết bị điện tử khoảng 1 giờ trước khi ngủ để có thể ngủ ngon hơn.
  • Gắn những thiết bị, trang bị cho ngôi nhà của bạn trở nên an toàn hơn.
  • Duy trì những thói quen tốt trước khi đi ngủ như nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, tô màu, ngâm mình…

Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe của mỗi chúng ta. Có một giấc ngủ tốt không những giải tỏa được các vấn đề về tinh thần mà còn tăng cường sức khỏe thể chất, giúp công việc và cuộc sống trở nên thuận lợi hơn. Nếu những thông tin này bổ ích cho bạn, đừng quên theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe hay khác nhé!

Nhật Lệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin